Di sản của "cha đẻ" đất nước Singapore

© REUTERS / Calvin WongCựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu trong cuộc diễu hành.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu trong cuộc diễu hành. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng ngày 23 tháng 3, Thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu đã qua đời ở tuổi 92.

Sau đây là bài viết của chuyên gia Andrei Karneev, Phó Giám đốc Viện Á Phi thuộc trường Đại học tổng hợp Matxcơva, về vai trò của ông Lý Quang Diệu trong quá trình xây dựng nước Singapore hiện đại, trong việc tạo ra "mô hình Singapore".

Ông Lý Quang Diệu tượng trưng cho một kỷ nguyên trong lịch sử Singapore và trong lịch sử thế giới. Ông là một nhà chính trị lỗi lạc của thế kỷ 20. Cho đến cuối đời, ông Lý Quang Diệu đã tích cực tham gia vào quá trình chính trị ở Singapore, đến năm 2011 ông đã giữ chức "Bộ trưởng cố vấn", thường xuyên viết bài báo và phát biểu tại các diễn đàn về những vấn đề khác nhau, đã viết sách chia sẻ những trải nghiệm thành công của một người thông thái.

Ông Lý Quang Diệu bắt đầu tham gia hoạt động chính trị ngay sau khi trở về Singapore vào năm 1950. Ở nước Anh, ông đã tốt nghiệp Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE). Ở độ tuổi 35, ông trở thành Thủ tướng của Singapore, vào thời điểm đó lãnh thổ này phải đối mặt với nhiều thách thức.
Ông Lý Quang Diệu vốn được nổi tiếng với cách suy nghĩ sắc sảo, kiên trì theo đuổi những mục tiêu, kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình. Là một nhà lãnh đạo độc tài, người thành lập Đảng Hành động Nhân dân, ông đã thực thi chính sách "bàn tay sắt", bỏ qua những lời chỉ trích và đã phản ứng cứng rắn tới các hoạt động của lực lượng đối lập.
Mấy thập kỷ gần đây, nhân vật chính trị Lý Quang Diệu đã có uy tín rất cao ở Trung Quốc, cũng như ở một số quốc gia CIS, bao gồm cả Nga. Nhiều chính trị gia và nhà chính trị học cho rằng, nếu so sánh với mô hình của các nước phương Tây thì kinh nghiệm của Singapore phù hợp hơn cho các nước châu Á và các quốc gia hậu Xô-viết.

Sự hấp dẫn của mô hình Singapore được giải thích bởi nhịp độ tăng trưởng kinh tế (Singapore đạt GDP bình quân đầu người ở mức gần 50.000 USD), và kết quả này đã đạt được trong khi duy trì sự ổn định chính trị, dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền (Đảng Hành động nhân dân). Những người tán thành kinh nghiệm của Singapore đặc biệt lưu ý đến các thành tựu như: một nền kinh tế phát triển năng động mặc dù trong nước không có bất kỳ nguồn tài nguyên thiên nhiên, cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống tham nhũng, pháp luật hoạt động hiệu quả và hoạt động minh bạch của chính phủ.

Mặt khác, nhiều chuyên gia lưu ý rằng, khi ông Lý Quang Diệu làm Thủ tướng Singapore, đặc biệt trong thời gian "chiến tranh lạnh", ông giữ lập trường chống cộng sản, và trong chính sách đối ngoại Singapore đã đóng vai trò một pháo đài bảo vệ ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây trong khu vực.
Không nghi ngờ gì rằng, cuộc đời và sự nghiệp của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu gắn bó chặt chẽ với đất nước của ông và châu Á nói chung, và trong tương lai sẽ là đề tài của nhiều cuộc thảo luận và nghiên cứu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала