Các đồng minh của Mỹ từ chối tham gia trò chơi chống lại Trung Quốc

© Flickr / Fredrik RubenssonQuốc kỳ Trung Quốc
Quốc kỳ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nga đã quyết định tham gia Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), do Trung Quốc khởi xướng.

Theo RIA Novosti, Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov đã tuyên bố điều này hôm thứ Bảy, ngày 28 tháng Ba.
 
"Tôi xin thông báo quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tham gia góp vốn vào Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng” – ông Shuvalov nói trên Diễn đàn kinh tế châu Á, tổ chức tại tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.


"Chủ tịch Trung Quốc hoan nghênh việc Nga quyết định tham gia Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB)", — Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết trong cuộc đối thoại kinh doanh Trung-Nga diễn ra bên lề diễn đàn Bác Ngao. Thay mặt cơ quan tài chính Trung Quốc, Bộ trưởng đã bày tỏ cảm ơn tầm nhìn xa của Tổng thống Putin và sự ủng hộ mà Nga dành cho AIIB.

Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á được thành lập năm 2014, mục đích của nó là cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APR). Các bản ghi nhớ đầu tiên về dự án này đã được ký kết trong tháng 10 năm 2014 tại Bắc Kinh. Danh sách các nhà đồng sáng lập của ngân hàng sẽ được công bố vào ngày 31 tháng Ba.Hai đồng minh lớn nhất của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương — Úc và Canada – đã ủng hộ dự án của Trung Quốc về thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Áo cũng đã thực hiện sự lựa chọn — ủng hộ dự án  AIIB. Tuần trước, các đối tác hàng đầu của Mỹ ở châu Âu — Anh, Đức, Pháp, Ý, Luxembourg và Thụy Sĩ cũng đã công bố quyết định — trở thành thành viên sáng lập của AIIB. Song, tòa nhà từ những lá bài gồm các nước mà theo ý đồ của Washington nên tham gia trò chơi chống lại Bắc Kinh đã sập đổ ngay sau khi Trung Quốc xác nhận không có quyền phủ quyết với ngân hàng mới.

Đó là một động thái ngoại giao mạnh mẽ của Bắc Kinh. Trung Quốc khởi xướng sẽ đóng góp 100 tỷ USD vào vốn điều lệ. Số tiền này có thể tăng gấp mấy lần, điều đó không có gì khó khăn với Trung Quốc. Trong khi đó, châu Âu và Úc có ý định góp vốn cổ phần vào AIIB không quá 3 tỷ USD. Ngoài ra, xét theo mọi việc, AIIB sẽ đầu tư và cho vay để xây dựng cơ sở hạ tầng bằng đồng Nhân dân tệ. Trong khi đó Trung Quốc định hướng vào sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình về xây dựng tuyến đường thương mại trên đất liền và trên biển – con đường tơ lụa mới từ châu Á đến châu Âu. Bản thân Trung Quốc không phủ nhận rằng hai dự án này gắn liền chặt chẽ với nhau.
 
Ngoài Mỹ, chỉ có Nhật Bản không tham gia dự án của Trung Quốc dưới áp lực của Washington. Trả lời phỏng vấn của đài phát thanh “Sputnik”, nhà phân tích chính trị Vladimir Evseev lưu ý rằng, Nhật Bản không thể lệ thuộc mãi mãi vào ảnh hưởng của Mỹ: “Đến năm 2025, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất của thế giới. Đến thời gian này, Bắc Kinh muốn thành lập hệ thống tài chính của mình. Rõ ràng, Hoa Kỳ đang cố gắng ngăn chặn diễn biến sự kiện như vậy. Hoa Kỳ có thể chấp nhận sự đột phá về kinh tế của Trung Quốc, nhưng, không chịu nổi tình hình khi Trung Quốc đóng vai trò lãnh đạo thế giới trong ngành tài chính ngân hàng. Vì thế, Mỹ gây áp lực mạnh mẽ lên Nhật Bản để nước này không tham gia vào dự án của Trung Quốc. Tuy nhiên, áp lực lên Tokyo có giới hạn nhất định, Mỹ không thể bắt Nhật Bản lệ thuộc mãi mãi vào ảnh hưởng của Washington. Sớm hay muộn Nhật Bản sẽ tham gia vào dự án này bởi vì Tokyo không có sự lựa chọn hợp lý nào khác. Nhật Bản không thể không nhận thức được rằng Hoa Kỳ đang mất dần vị thế siêu cường về kinh tế, và Tokyo phải sẵn sàng cho tình huống mới”.

Trong số những nước đầu tiên nói lên ý muốn tham gia AIIB có Ấn Độ và Pakistan. Việt Nam, Philippines, Malaysia, là các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, cũng đã làm như vậy.  Indonesia và New Zealand cũng muốn làm theo tấm gương của họ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала