Nhật Bản có quyền tự vệ tập thể, tuy nhiên...

© AFP 2023 / Mandel NGANQuốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phát biểu ở Yokohama mới đây, Đô đốc Mỹ Robert Thomas cho rằng các điều chỉnh luật pháp về quyền tự vệ tập thể mà Nhật Bản có khả năng thông qua vào tháng Năm năm nay sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động chung của Hạm đội Mỹ và lực lượng Hải quân Nhật Bản.

Đồng nghiệp của ông này là Đô đốc Eiichi Funadhoo thì khẳng định, Nhật Bản có năng lực và cơ hội thực hiện hành động trong các vùng biển và không phận quốc tế ở mọi nơi trên thế giới.

Bình luận về những tuyên bố trên, tờ báo Daily Times của Pakistan lưu ý mặc dù Hoa Kỳ và Nhật Bản không nêu kỳ vọng chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông /Biển Hoa Nam/, nhưng Hạm đội 7 đang hoạt động tại khu vực và thêm sự hiện diện của Hải quân Nhật Bản sẽ càng làm cho Bắc Kinh khó chịu.

Nhà nghiên cứu phương Đông Alexander Panov, cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản tuy không nhận thấy vấn đề gì quá ghê gớm khi sự hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật được nâng lên cấp độ mới, nhưng theo ông điều đáng làm lúc này là những động thái hoàn toàn khác, vì lợi ích hòa bình và ổn định ở khu vực.

“Việc thông qua tài liệu sửa đổi sẽ không tác động đáng kể đến tình hình ở Thái Bình Dương. Tất nhiên, Nhật Bản hiện sở hữu một hạm đội mạnh và tích cực duy trì sự hiện diện trong khu vực. Nhật Bản tiến hành diễn tập, thậm chí tham gia các hoạt động ở vùng biển xa đất nước, yểm hộ hậu cần cho quân đội Mỹ. Ví dụ, khi Mỹ tiến hành các hoạt động ở Iraq. Nhưng tôi chưa nhận thấy có tình huống xung đột. Đô đốc Mỹ Robert Thomas đã khá vòng vo khi phát biểu, tránh nhấn vào yếu tố hoạt động của hải quân Trung Quốc, là vấn đề mà người Nhật luôn quan ngại. Robert Thomas nói Hoa Kỳ có lưu ý các cuộc tập trận Hải quân của Trung Quốc gần đây, nhưng đô đốc Mỹ coi đó cũng như việc Trung Quốc mở rộng sự có mặt trên các vùng biển quốc tế là biểu hiện yếu tố chính sách quân sự. Bản thân Nhật Bản, Mỹ và nhiều quốc gia khác cũng hành động như vậy khi họ có cơ hội hành động.”

Ông Panov đánh giá phát biểu của Đô đốc Thomas là một cử chỉ dung hòa mà Hoa Kỳ hướng tới Trung Quốc. Theo chuyên gia Nga, điều này cho thấy người Mỹ không muốn đối đầu với Trung Quốc ngay cả khi Nhật Bản bày tỏ những quan ngại nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự có mặt của Hạm đội 7 Mỹ và các cuộc tập trận chung với Nhật Bản không thể đóng góp làm hòa dịu tình hình trong khu vực, — ông Panov tiếp tục nhận xét.

“Ở Thái Bình Dương có thể nói, xu thế tăng cường vũ khí diễn ra là rất mạnh, đặc biệt là vũ trang trên biển. Trong cuộc đua ở Đông Nam Á, không chỉ riêng Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản mà nhiều quốc gia khác đang tích cực mua sắm tàu chiến. Rõ ràng, ngày càng cần một cuộc đối thoại khu vực về các biện pháp xây dựng lòng tin, áp dụng những tiêu chuẩn hành vi cho các lực lượng Hải quân trong khu vực. Điều này đã được đề cập nhiều nhưng ít tiến triển. Dù đó là chương trình nghị sự rất bức thiết. Phải bắt đầu với việc thảo luận những vấn đề gây lo ngại và thu hút quan tâm. Phát triển cơ chế tăng cường an ninh. Còn như hiện nay, khi mỗi nước tự thân tự lực hành động và là yếu tố gây lo ngại cho các đối tác khác, tình hình rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột,” – ông Panov cho biết.

Nhà nghiên cứu phương Đông của Nga lưu ý rằng, dự luật sửa đổi được Nhật Bản dự kiến thông qua trong tháng Năm còn đòi hỏi nhiều phân tích. Sau khi được phê chuẩn, các hành vi của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào những chi tiết quan trọng của tài liệu: Khái niệm tự vệ tập thể sẽ được xác định như thế nào? Liên quan tới những khu vực nào? Liệu các hoạt động có cần sự thông qua của Nghị viện Nhật Bản? Phần lớn tài liệu sẽ phụ thuộc vào quan điểm các thành viên liên minh cầm quyền — đảng Komeito, những người vốn nổi tiếng có chủ trương hòa bình, — ông Alexander Panov kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала