Không có đối thoại, không có câu trả lời

© Sputnik / Ilya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhCHDCND Triều Tiên
CHDCND Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã tuyên bố rằng, Tokyo đang chuẩn bị bức công hàm phản đối quyết định của Bắc Triều Tiên chấm dứt cuộc đàm phán liên chính phủ, và coi quyết định của Bình Nhưỡng là không thể chấp nhận được.

Ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên giữ lập trường này do thực tế rằng, khi mới bắt đầu cuộc đàm phán với Tokyo về vấn đề các công dân Nhật bị bắt cóc, Bình Nhưỡng đã hy vọng vào những hành động thân thiện từ phía Nhật Bản. Nhưng, Tokyo đã ủng hộ bản nghị quyết do Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc thông qua về những vụ vi phạm nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. Và mới đây, chính phủ của Shinzo Abe đã gia hạn thêm hai năm lệnh trừng phạt đơn phương chống lại Bắc Triều Tiên.

Mấy năm gần đây, nền ngoại giao Nhật Bản phải đối mặt với những khó khăn trong chính sách đối ngoại ở khu vực này. Vì lý do nào Tokyo bị thất bại trong chính sách đối ngoại?

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản gắn liền quá chặt chẽ với Hoa Kỳ. Do đó hành động của Tokyo trên trường quốc tế bị hạn chế. Chính vì thế mà chính sách đối ngoại của Nhật Bản gặp khó khăn ở khu vực Đông Bắc Á. Sau đây là ý kiến của ông Vladimir Grinyuk, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa Học Nga): “Đến nay Tokyo chưa thảo ra chính sách của mình đối với Bắc Triều Tiên mà chỉ dựa vào Mỹ trong vấn đề này. Một tia hy vọng vào việc vạch ra đường lối riêng trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên đã xuất hiện khi hai nước cố gắng nối lại đối thoại về vụ bắt cóc các công dân Nhật. Nhưng, Nhật Bản tiếp tục ủng hộ về mọi mặt chính sách của Hoa Kỳ, vì thế CHDCND Triều Tiên có phản ứng rất tiêu cực tới việc Tokyo biểu quyết ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Khi Nhật Bản cố gắng nối lại cuộc đối thoại với Bình Nhưỡng, thì Mỹ khuyên bảo Tokyo không nên làm như vậy, vì tiến bộ trong cuộc đàm phán về vụ bắt cóc các công dân Nhật ngăn chặn quá trình tiến tới mục tiêu Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Đối với Washington  hai vấn đề này gắn liền với nhau. Do đó, có thể giả định rằng, phản ứng của Bình Nhưỡng là một kết quả tự nhiên. Đó là do áp lực rất lớn từ phía Washington. Mỗi khi Nhật Bản và Hàn Quốc cố gắng thực hiện những bước đi thận trọng để vạch ra đường lối độc lập, Hoa Kỳ đặt họ vào đúng vị trí. Mới đây, Hàn Quốc đã thách thức Washington. Bất chấp ý kiến của Washington, Seoul đã thông qua quyết định gia nhập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu. Thế thì tại sao Nhật Bản không thể thực hiện những bước đi độc lập trong quan hệ với Bắc Triều Tiên?”

Trong bối cảnh này, phản ứng của CHDCND Triều Tiên là hoàn toàn tự nhiên. Đó là ý kiến của ông Alexander Zhebin, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên của Viện Viễn Đông: “Bắc Triều Tiên đã có sự nhượng bộ đáng kể với Nhật Bản khi thành lập ủy ban điều tra. Còn Nhật Bản thay cho sử dụng cơ hội thuận lợi nhờ thái độ linh hoạt mới của CHDCND Triều Tiên đã thể hiện sự đoàn kết với các đồng minh trong một vấn đề rất nhạy cảm với CHDCND Triều Tiên – vấn đề nhân quyền. Ngoài ra, Nhật Bản đã gia hạn các biện pháp trừng phạt. Khi Bình Nhưỡng bắt đầu quá trình đàm phán, họ đã hy vọng rằng, Tokyo sẽ đáp lại thiện chí này. Bởi vì Nhật Bản đã áp dụng lệnh trừng phạt chủ yếu do thực tế rằng, CHDCND Triều Tiên từ chối tiếp tục điều tra số phận của các công dân Nhật bị bắt cóc. Và hiện nay, sau quyết định của Bình Nhưỡng, quá trình đàm phán lại một lần nữa trong tình trạng lấp lửng. Nhật Bản nên thực hiện những bước đi để dỡ bỏ lệnh trừng phạt”.

Tuy nhiên, Nhật Bản đã gia hạn thêm hai năm lệnh trừng phạt đơn phương chống lại Bắc Triều Tiên. Các biện pháp trừng phạt bao gồm lệnh cấm vận kinh tế với Bình Nhưỡng, cũng như cấm các tàu Bắc Triều Tiên ghé cảng Nhật Bản, ngoại trừ "mục đích nhân đạo". Chắc rằng, những bước đi như vậy không tạo bầu không khí thuận lợi để nối lại cuộc đối thoại. Do đó, trong cuộc điều tra về số phận của các công dân Nhật bị bắt cóc sẽ không có câu trả lời.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала