Mỹ muốn củng cố bá quyền toàn thế giới thông qua TPP

© REUTERS / Yuya ShinoShinzo Abe
Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hoa Kỳ và Nhật Bản khẳng định ý muốn thực hiện các thỏa thuận liên quan đến việc thành lập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ngày thứ Ba vừa qua Nhà Trắng cho biết điều đó khi bình luận về kết quả cuộc đàm phán của Tổng thống Barack Obama với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Việc thành lập Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP)  là thành phần kinh tế quan trọng nhất trong chiến lược của Hoa Kỳ “xoay trục sang châu Á”, —  PGS-TS  Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đánh giá.

“Người Mỹ trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực, nơi tập trung lợi ích của những quốc gia lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga. Trong Hiệp định TPP, hoạt động thương mại được tự do hóa ở mức độ rất cao, Hoa Kỳ hy vọng sẽ thu được lợi nhuận lớn từ sự tham gia Hiệp định. Ông Barack Obama hy vọng rằng, quá trình đàm phán về Hiệp định TPP  sẽ kết thúc trước cuối năm nay. Thông qua TPP, Washington sẽ tăng cường ảnh hưởng kinh tế của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vốn đã sút giảm đáng kể trong đà tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc. Tổng thống Barack Obama tuyên bố rằng, Hoa Kỳ đã vượt qua cuộc khủng hoảng và đang mở ra trang mới trong lịch sử đất nước, rằng Hoa Kỳ sẽ lấy lại vị thế quan trọng nhất trên thế giới. Trong năm tới sẽ kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Obama, và chắc là ông muốn để lại di sản quý báu cho Hoa Kỳ và Đảng Dân chủ”.

Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội

Song, các nước trong khu vực này lại chẳng mấy tin vào những lời tuyên bố của chính quyền Hoa Kỳ. PGS-TS Phạm Quang Minh nhận xét:

 “Những tuyên cáo này là rất mơ hồ. Vẫn chưa thấy những công việc cụ thể trong lĩnh vực chính trị. Trong bối cảnh sự ganh đua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại khu vực, tình thế của Việt Nam rất phức tạp. Việt Nam mong muốn để trong khu vực duy trì cân bằng quyền lực và không muốn đứng hẳn về phía nào. Việt Nam muốn để tất cả các nước trong khu vực cùng phát triển hòa bình, bởi hòa bình và ổn định là điều kiện quan trọng nhất cho phát triển hiệu quả. Khu vực này có đủ chỗ cho sự phát triển hòa bình của tất cả các bên. Đối với Việt Nam, điều rất nguy hiểm là sa vào cảnh lệ thuộc Mỹ hoặc một bên nào đó”.

PGS-TS Phạm Quang Minh

Việt Nam đang cố gắng tuân theo nguyên tắc cân bằng lực lượng trong chính sách đối ngoại, tham gia vào những hiệp hội kinh tế quốc tế khác nhau, cả song phương và đa phương. Việt Nam cũng tham gia cuộc đàm phán về thành lập TPP. Đồng thời, như dự kiến, mùa hè năm nay sẽ thành lập Khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan và Armenia.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала