Chuyên gia chính trị Nhật Bản Ken Ishigooka: Ông Putin hiểu rõ về tầm quan trọng của châu Á và Nhật Bản

© Sputnik / Aleksey NikolskyiThủ tướng Nga Vladimir Putin tham gia dập đám cháy rừng trong khu vực Ryazan từ máy bay lưỡng cư chữa cháy Be-200
Thủ tướng Nga Vladimir Putin tham gia dập đám cháy rừng trong khu vực Ryazan từ máy bay lưỡng cư chữa cháy Be-200 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 7 tháng 5 đánh dấu kỷ niệm tròn 15 năm kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Vladimir Putin.

Các nhà chính trị học nhận xét rằng, trong15 năm qua, vị tổng thống đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, ông kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và cải thiện phúc lợi xã hội ở Nga. Về "hiện tượng văn hóa đại chúng Putin", bao gồm cả chiến lược "xoay trục châu Á" được khởi xướng bởi Tổng thống Nga, mời các bạn nghe ý kiến của nhà văn và nhà báo, người Nhật, Ken Ishigooka, tác giả cuốn sách được xuất bản ở Nhật Bản "Vladimir Putin", thành viên Câu lạc bộ Valdai.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một buổi câu cá ở khu vực Krasnoyarsk. - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin: 15 năm nắm quyền, nhiệm kỳ thứ ba đã qua một nửa

Ông Ken Ishigooka nói, có lẽ ở Nga không ai chống lại chính sách của ông Putin, kể cả giới quan liêu hoặc những người gần gũi với ông. Chắc là, nếp nghĩ, cách làm của ông Putin được xác định không phải bởi tình cảm tốt lành đối với Trung Quốc hay châu Á, mà bởi nhận thức về sự cần thiết phải vượt qua những thách thức từ sự khác biệt kinh tế giữa khu vực Viễn Đông của Nga và Trung Quốc. 

Bây giờ người ta nói rất nhiều về việc: liệu nền kinh tế Nga vẫn sẽ phụ thuộc vào việc xuất khẩu nguyên liệu, chủ yếu dầu mỏ và khí đốt. Tất nhiên, vẫn có khả năng quản lý nhà nước bằng cách bán dầu thô và nguyên liệu, y như Mông Cổ đang làm. Mặt khác, nếu tiếp tục làm như vậy thì đất nước không thể phát triển. Tuy nhiên, nếu nói về sự phát triển của ngành công nghiệp ở khu vực Viễn Đông của Nga, thì khu vực này thiếu hụt lao động gay gắt, và giới doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư vào sự phát triển của ngành công nghiệp trong khu vực. Song, bất chấp điều đó, ông Putin dự định phát triển khu vực này.

Có những dự báo rằng, Trung Quốc sẽ sớm trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Nếu điều này xảy ra, thì tình hình thế giới sẽ thay đổi. Điều đó là một mối đe dọa hay không?— câu trả lời phụ thuộc vào con người cụ thể. Nói về Nhật Bản, thì thậm chí nếu Tokyo xem xét Trung Quốc như một mối đe dọa thì vẫn không làm gì với vấn đề này. Nhiều người cho rằng, nhờ mối liên hệ gần gũi với Mỹ, Nhật Bản có thể giải quyết vấn đề với mối đe dọa từ phía Trung Quốc bằng cách phát triển hợp tác với Hoa Kỳ. Nhưng, tôi nghĩ rằng, đây là quan điểm sai lầm hoàn toàn. Rõ ràng là, thời đại của Mỹ sắp kết thúc. Đó là quan điểm cá nhân của tôi. Về mặt này, tôi cùng quan điểm với ông Putin.

Nếu quá trình biến Trung Quốc thành một quốc gia bá chủ lớn vẫn tiếp tục, thì ý định của Bắc Kinh trở thành một nhà lãnh đạo phải đáp ứng một số quy tắc nhất định. Trong trường hợp này, Nhật Bản và Nga nên hợp tác với nhau, vừa không cãi nhau với Trung Quốc, vừa giảm thiểu mối đe dọa và chuẩn bị "hạ cánh mềm". Nhưng, nếu ở Trung Quốc xuất hiện tình trạng bất ổn, thì vấn đề này sẽ không tác động đến Hoa Kỳ mà sẽ ảnh hưởng đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga. Về mặt này, Nhật Bản và Nga có lợi ích chung.

Nhà văn người Nhật Ken Ishigooka, tác giả cuốn sách "Vladimir Putin", thành viên Câu lạc bộ Valdai, kết luận rằng, ông Putin đã nhận thức được rõ về tầm quan trọng của châu Á và Nhật Bản.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала