Cứ để quân đội huấn luyện như các vận động viên thể thao rèn luyện

© Flickr / Naval Surface WarriorsTàu chiến Nhật Bản
Tàu chiến Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thời gian gần đây, các bản tin thời sự thế giới hay nhắc đến hoạt động tập trận quân sự và diễn tập hải quân của các nước, đặc biệt ở châu Á-Thái Bình Dương.

Hôm nay (15/05), Hàn Quốc triển khai cuộc thao diễn mô phỏng bảo vệ nhóm đảo Dokdo /Takeshima/ tranh chấp trên biển Nhật Bản. Trong vòng hai ngày, các đơn vị Hải quân và Cảnh sát biển Hàn Quốc sẽ phối hợp thao tác kỹ năng "ngăn chặn hành vi vi phạm biên giới của tàu và máy bay" đối phương giả thiết. Tuần này, Bắc Triều Tiên cũng dự định tiến hành bắn tập mục tiêu trên biển Hoàng Hải, ngay sát biên giới Hàn Quốc.

Tại Biển Đông ngày 12 tháng 5, một cuộc tập trận chung đầu tiên của các tàu chiến Nhật Bản và Philippine đã diễn ra, bao gồm hai khu trục hạm của Nhật Bản và một tàu Hải quân Philippines. Hoạt động được thực hiện theo kịch bản vụ đụng độ bất ngờ với tàu đối phương. Nhật Bản và Philippines không giới hạn sự hợp tác chỉ trong khuôn khổ tập trận chung. Đến cuối năm nay, Philippines sẽ nhận được mười tàu tuần tra bờ biển do Nhật Bản sản xuất.

Cũng tại thời điểm này, lực lượng không quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga tổ chức diễn tập chống tàu ngầm trên biển Nhật Bản và biển Okhotskoe. Các phi công vừa thao tác hành động với tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương, vừa hợp đồng tác chiến với các lực lượng không quân và lục quân của Quân khu Đông, các cơ cấu an ninh tại Viễn Đông. Giai đoạn tích cực cuộc tập trận Nga-Trung “Phối hợp biển-2015” diễn ra tại Địa Trung Hải từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 5. Thêm một hoạt động diễn tập hải quân khác của hai nước sẽ được tổ chức ở vùng biển Nhật Bản vào tháng Tám. Mặc dù hai bên đã nhiều lần khẳng định các sự kiện thao diễn không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia và không liên quan tới bối cảnh chính trị ở các khu vực, giới chuyên gia quốc tế tin rằng, những hoạt động sắp tới là sự nhắc nhở đối với phương Tây. Moskva chứng tỏ mình không bị cô lập quốc tế bất chấp những nỗ lực của Washington. Bằng cách này Bắc Kinh phản ứng với sự gia tăng hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản.

Mỗi quân đội chẳng thể thiếu các hoạt động tập trận, cũng như vận động viên không thể thiếu sự luyện tập. Nhưng dường như diễn tập quân sự trên thế giới đang ngày một tăng về số lượng. Vậy thực tế này do đâu? Chuyên gia quân sự Anatoly Klimenko Viện nghiên cứu Viễn Đông đã lý giải câu hỏi của đài Sputnik:

"Một mặt, đó là chuyện thông thường, công tác huấn luyện quân sự, được thực hiện theo kế hoạch đã lập sẵn. Nhưng những người lên kế hoạch theo đuổi một số mục tiêu. Thứ nhất — huấn luyện quân, các thủy thủ đoàn hải quân và tổ bay trong điều kiện gần sát chiến đấu, giúp chiến sĩ và sĩ quan các nước phối hợp nhịp nhàng trong quá trình diễn tập. Mục tiêu thứ hai – biểu dương sự phối hợp này khi cần thiết, chứng tỏ khả năng và chất lượng đào tạo. Sự kết hợp những mục tiêu được nêu là cốt lõi của loại hình diễn tập chung giữa các quốc gia và các binh chủng. Mật độ gia tăng các hoạt động có thể xuất phát từ bối cảnh quân sự và chính trị trên thế giới không mấy rõ ràng hiện nay. Đó là các sự kiện ở Trung Đông, sự cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc, đối đầu giữa Mỹ và Nga về Ukraina. Cũng như vậy với yếu tố đối đầu lãnh thổ trong các mối quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản và Trung Quốc-Philippines. Nhật Bản và Philippines triển khai tập trận nhằm cho Trung Quốc thấy họ sẵn sàng phối hợp lẫn nhau, dù trước hết vẫn là trên mặt bằng chính trị. Như đã rõ, các hành động chính trị đem lại hiệu quả khi dựa vào sức mạnh quân sự phù hợp. Những yếu tố này đang buộc các nước quan tâm chặt chẽ tới chất lượng huấn luyện quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia…"

"Chiến tranh chính là làm chính trị bằng công cụ khác," – câu nói của nhà nghiên cứu bản chất chiến tranh, triết học gia người Đức thế kỷ XIX Carl von Clausewitz đến nay vẫn được các nhà văn và sử học quân sự trích dẫn. Nhưng khi đề cập định thức này, nhiều người đã quên phần tiếp theo: "Đối thủ mạnh về chính trị không cần tới chiến tranh. Anh ta biết những giải pháp khác để đạt mục đích. Việc xòe những quân bài ưu thế quân sự là dấu hiệu của sự yếu đuối về chính trị."
Vì vậy, để quân đội không ngừng huấn luyện nhưng chỉ với mục đích duy trì khả năng của lực lượng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала