Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Ngoài tàu Nga, Hải quân Việt Nam sẽ có tàu Mỹ

© AP Photo / Tran Van MinhBộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phùng Quang Thanh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hải quân Việt Nam hiện nay có một số tàu nổi và tàu ngầm của Nga sản xuất, sắp tới sẽ được tăng cường thêm tàu tuần tra của Mỹ.

Trong chuyến thăm Hà Nội mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định lại cam kết năm ngoái của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là sẽ cấp cho Việt Nam 18 triệu USD để mua một số tàu Metal Shark.  

Theo nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin, sự quan tâm của Việt Nam trong việc tăng cường hạm đội của mình liên quan chặt chẽ với tình hình ở Biển Đông. Ông Lokshin nói:

"Khoảng 80% lượng dầu nhập khẩu từ Trung Đông được chuyên chở qua Biển Đông. Hơn một nửa lượng trao đổi thương mại thế giới đi qua eo biển Malacca và biển Đông. Số lượng thông thương trong biển Đông nhiều hơn thông qua kênh đào Suez và Panama. Vì vậy, nếu một nước nào đó chặn eo biển Malacca — điều đó sẽ gây ra khủng hoảng toàn cầu. Đây cú sốc lớn cho nền kinh tế của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước châu Á-Thái Bình Dương, rất quan tâm đến lưu thông tự do và an toàn hàng hải trên Biển Đông".

Đảo trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kêu gọi phản ứng với lực lượng pháo binh Trung Quốc ở Biển Đông

Trong khi đó, Trung Quốc đang tiến ra Biển Đông. Một trong những động thái quyết định nhất của nước này đã được thực hiện mùa hè năm ngoái: hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam công bố khu vực này thuộc chủ quyền của mình theo Công ước 1988, văn kiện mà chính Trung Quốc đã ký và phê chuẩn. Trong vòng hai tháng, xung quanh giàn khoan đã xảy ra một số vụ va chạm, người Trung Quốc đã dùng vòi rồng phun nước vào các chiến sỹ biên phòng Việt Nam.

Như vậy, Việt Nam và Hoa Kỳ có những lợi ích chung trong việc ngăn chặn sự tăng cường của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhất là khi gần đây, Bắc Kinh đã bắt đầu xây đảo nhân tạo tại đó với các cơ sở kho tàng và đường băng.

Quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Biển Đông đang thay đổi diện mạo

Nhưng sự trùng hợp lợi ích có những giới hạn của nó — nhà khoa học chính trị Nga nhấn mạnh. — Bên ngoài các giới hạn này, lợi ích của hai bên về căn bản không thể tương đồng. Phối hợp hành động với Việt Nam theo hướng Trung Quốc, Hoa Kỳ không hoan nghênh sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Grigory Lokshin nói tiếp:

"Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có khoảng hơn hai triệu người. Đây là cộng đồng giàu có, với các dân biểu và các thượng nghị sĩ. Đại diện của cộng đồng này ở cả hai đảng đều gây áp lực mạnh m, đòi chính quyền phải yêu cầu Việt Nam thực hiện cái mà Hoa Kỳ gọi là "cải thiện tình trạng nhân quyền". Và phải cải thiện theo cách hiểu ở Mỹ: Đảng Cộng sản phải cho phép lập ra các Đảng khác, trước hết liên quan đến cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, và sự tham gia của họ trong việc lãnh đạo đất nước."

 Ông Grigory Lokshin kết luận: Nga coi Việt Nam và Trung Quốc đều là đối tác chiến lược. Chúng tôi quan tâm đến việc cả hai nước ngồi vào bàn đàm phán. Và đây là quan điểm duy nhất hợp lý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала