Tiềm năng hạt nhân của Nga và tham vọng địa chính trị “kỷ nguyên mới của Mỹ”

© Sputnik / Sergei Pyatakov"Yars"
Yars - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Di chuyển đến gần biên giới Nga thông qua việc tăng cường lực lượng NATO ở các nước Baltic và Đông Âu, Washington đang đối mặt với trở ngại nghiêm trọng là mong muốn ngày càng tăng của Moskva tiến đến cân bằng hạt nhân.

 Đây là ý kiến của nhà cựu ngoại giao Ấn Độ kiêm chuyên gia phân tích chính trị Melkulangara Bhadrakumar. Như đã biết, Lầu Năm Góc đang xem xét khả năng triển khai thiết bị quân sự hạng nặng ở Ba Lan, Romania, Latvia, Lithuania, Bulgaria và Estonia. Các nước này là thành phần trong kế hoạch mở rộng Liên minh về phía Đông của Lầu Năm Góc.

Theo chuyên gia Ấn Độ, Hoa Kỳ đang chuyển đến mô hình đối đầu với Nga thông qua các đồng minh phương Tây, vì "…không thể duy trì sự điềm tĩnh, nhìn Nga theo đuổi chính sách thách thức chiến lược bá quyền của Mỹ. Sự độc lập của Moskva trên đấu trường quốc tế không chỉ ngăn cản việc thực hiện chính sách khu vực của Washington, mà còn nêu gương cho các nước khác đang tìm cách thực hiện chính sách chủ quyền, "- ông Bhadrakumar cho biết.

Không có gì đáng ngạc nhiên là Moskva đã phản ứng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ đối với các tuyên bố từ Washington, nhà phân tích Ấn Độ viết. Đầu tiên, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nga nói rằng sự xuất hiện của xe tăng và hệ thống pháo tại các nước vùng Baltic là "những động thái tích cực nhất của Lầu Năm Góc và NATO kể từ chiến tranh lạnh.” Một ngày sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố kế hoạch tăng cường lực lượng hạt nhân chiến lược của Moskva thêm 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, cũng như trạm radar mới phát hiện mục tiêu trên không.

Theo nhà cựu ngoại giao Ấn Độ, nỗ lực của Nga về ưu thế hạt nhân, sẽ gây khó cho nỗ lực thực hiện dự án địa chính trị "Kỷ nguyên mới của Mỹ”. Washington không còn phù hợp với chính sách "chiến tranh lạnh". Chiến lược mới của Mỹ sẽ lad "cân bằng bên ngưỡng chiến tranh”. Chiến lược này thể hiện ở cả Ukraine và trong ý định của Washington nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu  Âu.

Trong phần kết luận, nhà phân tích Ấn Độ cũng lưu ý rằng "trận bão" đang tiến về phía châu Âu sẽ mang lại hệ lụy đối với an ninh ở châu Á.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала