Hy Lạp trên bờ vực vỡ nợ

© AP Photo / Daniel Ochoa de OlzaNgười dân Athens rút tiền ở trạm ATM
Người dân  Athens  rút tiền  ở trạm ATM - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quĩ tiền tệ thế giới IMF đã không nhận được khoản thanh toán 1,55 tỷ euro từ Hy Lạp vào đêm ngày 1 tháng 7, thực tế khiến đất nước Balkan tiến gần tới nguy cơ vỡ nợ.

Trong khi đấy, hôm nay cũng là ngày kết thúc chương trình hỗ trợ tài chính cho Cộng hòa Hy Lạp từ "bộ ba" các chủ nợ gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu, IMF và Ủy ban châu Âu, chương trình  này dự tính cung cấp cho đất nước đến cuối năm 7,2 tỷ euro để thanh toán nợ. Tổng cộng, "cái nôi của nền văn minh châu Âu" đang thiếu các đối tác hơn 300 tỷ euro.

Trong tình huống vô cùng căng thẳng, từ hôm thứ Hai các ngân hàng Hy Lạp đã dừng làm việc, hàng ngày người dân chỉ được rút 60 euro từ thẻ, người về hưu rút không quá 120 euro, nội các ông Alexis Tsipras nỗ lực đàm phán với IMF cũng như "bộ ba". Trong bối cảnh chờ đợi cuộc trưng cầu ý dân được dự kiến vào ​​ngày 5 tháng Bảy, Athens đề nghị IMF hoẵn nộp khoản 1,55 tỷ euro đến tháng Mười Một.

Đồng thời thêm một đề xuất được gửi từ thủ đô Hy Lạp đến Brussels về ký thỏa thuận mới hối thúc "phá băng" cấp vốn cho các ngân hàng địa phương thông qua Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Quốc kỳ Hy Lạp và EU - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Hy Lạp viết gì trong thư gửi IMF?

Theo nhận xét của Giáo sư Wolfram Elsner người Đức, các nước chủ nợ Hy Lạp phản đối gay gắt cuộc trưng cầu ý dân. Trong không khí tân tự do thì đây là điều khá hợp lý — không có chỗ cho ý nguyện của người dân. Họ sẽ phản kháng ở bất cứ đâu có thể. Nhưng tuần này không còn là lúc để Berlin hay Paris hành động khiêu khích. SYRIZA (Liên minh các đảng cánh tả Hy lạp) hy vọng vào sự cảm thông từ phía Berlin và Paris. Hy Lạp đang đứng trước bờ vực thảm họa nhân đạo, việc tiếp tục chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng sẽ khai tử chính trị của liên minh SYRIZA. Bởi vậy, ông Tsipras đã đưa ra quyết định hợp lý. Việc người dân Hy Lạp nói "không" sẽ hợp thức hóa chính sách của SYRIZA, liên minh tiếp tục tự tin hành động trên vũ đài chính trị quốc tế. SYRIZA đã thông qua các biện pháp vốn cần thiết từ lâu, đó là kiểm soát dòng vốn và đề nghị các ngân hàng tạm ngừng làm việc.

Xét từ quan điểm kinh tế, rõ ràng cần có biện phá xóa nợ. Cách thức này đã được nhiều nước biết đến. Sau khủng hoảng tài chính, Iceland tuyên bố không thể trả nợ, không muốn đẩy người dân vào thảm họa nhân đạo. Một năm sau, Iceland vượt qua được khủng hoảng và bắt đầu phát triển từng bước về kinh tế. Hy Lạp từng là một quốc gia công nghiệp phát triển khá mạnh khi gia nhập EU. Điều mà EU đã làm là tái cấu trúc, biến đất nước thành nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp. Ở khía cạnh này, Hy Lạp đã chịu phụ thuộc quá mức và quá lâu vào EU. Cuộc nổi loạn chính trị hôm nay chính là hệ quả của thất vọng chính trị kéo dài trong nhiều thập kỷ.

Quốc kỳ Hy Lạp và EU - Sputnik Việt Nam
Pháp và Đức thảo luận về khoản vay của IMF dành cho Hy Lạp

Đã sáu tháng nay, nhóm các chủ nợ o ép Hy Lạp, đòi đất nước hay đúng hơn là chính phủ Athens ngang bướng phải theo gương các nước khác. Trong khi đấy, IMF không lấy gì làm khó khăn để cấp hàng tỷ đồng cho Ukraina. Các phương tiện truyền thông thậm chí đã không thèm đề cập điều này. Có nghĩa chúng ta đang chứng kiến một cuộc đấu hệ tư tưởng nhằm vào Hy Lạp. Điều này được thể hiện rõ qua thực tế là đề nghị cắt giảm ngân sách quân sự của chính phủ Hy Lạp đã lập tức bị IMF từ chối. Bà Lagarde biết rằng, ngân sách quân sự cồng kềnh của Hy Lạp đang đem lại lợi nhuận trực tiếp cho các ngành công nghiệp quốc phòng Pháp và Đức.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала