Tòa án quốc tế: Bóng ma Nuremberg dành cho quan chức Ukraine

© AP Photo / Frank Franklin IIHội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk tự tuyên bố kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thành lập tòa án quốc tế để điều tra tội ác chiến tranh của chính quyền Ukraine khi họ thực hiện các hoạt động trừng phạt ở Donbass.

Luật sư Ilya Remeslo cho biết, tòa án quốc tế là cơ chế lập ra để xét xử những người bị cáo buộc phạm các tội ác quốc tế. Tòa án phải được triệu tập bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hội đồng Bảo an cũng phê duyệt Điều lệ của Tòa án quốc tế. Tòa án quốc tế là biện pháp loại trừ các tác động và được thành lập khi có hành vi phạm tội phổ biến rộng rãi và hệ thống, khi mà quốc gia xảy ra các kiện diễn đó không có khả năng bảo vệ các quyền của công dân, hoặc bản thân liên quan đến tội ác.

Lịch sử được biết không nhiều ví dụ về các toà án quốc tế: tòa án quốc tế Nuremberg xét xử lãnh đạo Đức Quốc xã, tòa án quốc tế về Nam Tư, tòa án quốc tế về Rwanda. Các tòa án quốc tế được trao quyền xét xử tội ác chống hòa bình và nhân loại, tội diệt chủng và các tội ác khác chống lại dân thường.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam
Nghị quyết thành lập tòa án về vụ “Boeing” đã được trình lên Hội đồng Bảo an LHQ
Những tội ác như vậy đã xảy ra thường xuyên tại Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk tự tuyên bố. Các hành động tàn bạo xảy ra tại đó do lỗi của chính quyền Ukraine đã được các nhà quan sát quốc tế độc lập ghi nhận. Kể từ ngày 1 tháng 6, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã công bố số liệu cho thấy ít nhất đã có 6417 người thiệt mạng và 15962 người bị thương trong các cuộc xung đột ở miền đông Ukraine từ giữa tháng Tư năm ngoái cho đến 30 tháng Năm 2015. Cần lưu ý rằng đó là "con số ước tính, trên thực tế số lượng người chết và bị thương có thể cao hơn nhiều."

Sứ đoàn giám sát của Liên Hiệp Quốc đã thu thập được nhiều bằng chứng về tội ác vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao gồm cả việc bắn phá các khu dân cư, giết người, giam giữ tùy tiện và bất hợp pháp, ngược đãi và tước quyền kinh tế xã hội.

Các hành động như vậy của chính quyền Ukraine có thể xếp vào tội diệt chủng. Các nhà chức trách Ukraine cố tình tạo ra những điều kiện hủy diệt người dân nói tiếng Nga ở Donbass. Các quan chức cấp cao công khai thừa nhận điều đó. Chẳng hạn, ngày 13 tháng 11 năm 2014, Tổng thống Ukraine Poroshenko nói: "Chúng ta có việc làm, còn người Nga thì không. Chúng ta có lương hưu, còn họ thì không. Con chúng ta đến trường học và trường mẫu giáo, con họ sẽ phải ngồi dưới tầng hầm. Vậy đấy, chúng ta sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến này."

Tại sao hiện nay Tòa án quốc tế là cơ quan duy nhất có khả năng lập lại công lý? Chính quyền Ukraine đang làm mọi việc để tránh bị trừng phạt vì các tội ác của họ, họ không muốn nói đến bất kỳ tòa án nào ở Ukraine. Hơn nữa, họ cố tình trốn tránh trách nhiệm trong các tòa án quốc tế. Ví dụ, Ukraine đã chính thức đình chỉ hiệu lực của Hiệp ước châu Âu về nhân quyền. Cũng không thể xét xử trường hợp này tại Tòa án Hình sự Quốc tế, vì Ukraine cũng như các nước Cộng hòa Donbass đều không tham gia Công ước Rome, đã sáng lập ra Tòa án Hình sự Quốc tế.

Trong tình huống này, ý tưởng lập ra một tòa án quốc tế của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là giải pháp hợp pháp và duy nhất khả thi. Tuy nhiên, các thành viên khác của Hội đồng Bảo an LHQ có thể sẽ không tán thành việc lập Tòa án quốc tế. Phương Tây cố tình "không để ý" đến tội ác của chính quyền Ukraine mà họ đỡ đầu. Tuy nhiên, họ cần nhớ rằng từ chối lập tòa án quốc tế khi có nhiều bằng chứng về tội ác của các quan chức Ukraine là thực sự che giấu các tội ác đó. Sớm hay muộn chắc chắn công lý sẽ thắng thế, như từng xảy ra 70 năm trước, tại Tòa án Nuremberg.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала