Tiếng Nga đã đến với Việt Nam khi nào và bằng cách nào?

© Sputnik / Oleg ViazmetinovTiếng Nga
Tiếng Nga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đài "Sputnik" tiếp tục loạt bào "Nhìn lại ngày hôm qua" nói về lịch sử quan hệ và hợp tác Nga-Việt.

Theo các chuyên gia của hai nước chúng ta, hiện nay ở Việt Nam có khoảng nửa triệu người biết tiếng Nga.Vậy tiếng Nga đến Việt Nam từ khi nào, và bằng cách nào?
Trong hồ sơ lưu trữ về Cách mạng tháng Tám có một bức ảnh đáng chú ý và gợi tò mò. Trong bức ảnh này, những người dân Hà Nội cầm trong tay một tấm biểu ngữ chào mừng cách mạng bằng tiếng Nga. Ai đã viết khẩu hiệu này vào năm 1945 ấy?

Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việc học tiếng Việt được bắt đầu ở Nga từ khi nào?
Tác giả câu khẩu hiệu khi ấy ở  Hà Nội có thể là một nhà cách mạng Việt Nam nào đó trong số những người từng theo học các trường của Quốc tế cộng sản những năm 20-30 ở Moskva. Họ được dạy qua tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc, vì khi ấy các giáo viên Nga chưa ai biết tiếng Việt. Nhưng trong cuộc sống ngày thường, học viên Việt Nam giao tiếp với người dân Moskva bằng tiếng Nga. Một người trong số đó là ông Nguyễn Khánh Toàn (trong những năm ở nước Nga mang bí danh là Minin) thậm chí còn biên soạn sách giáo khoa tiếng Việt đầu tiên ở Nga và xuất bản tại Moskva vào năm 1933. Nhưng thiết nghĩ rằng, trong những ngày Cách mạng tháng Tám ấy,  những người Việt Nam từ Quốc tế cộng sản trở về có nhiệm vụ to lớn hơn — không chỉ chào đón, mà bận rộn với công tác tổ chức cách mạng.

 Một khả năng khác: khẩu hiệu này được viết bởi những người Việt học tiếng Nga ở trong nước, hoặc những người Nga có mặt ở Hà Nội trong những ngày tháng Tám năm 1945.

Cả hai phương án đều hoàn toàn thực tế. Trong các báo Hà Nội và Sài Gòn những năm 30-40 thế kỷ trước từng đăng những dòng quảng cáo hướng tới người Việt: "Tôi dạy tiếng Nga." Hơn nữa, các địa chỉ dạy tiếng Nga này đều khác nhau, chắc là có những người quan tâm muốn học.

Nói về người Nga thì lúc bấy giờ ở Việt Nam có khoảng hai trăm người. Được biết một cách chắc chắn rằng có một thầy giáo người Nga từng dạy tiếng Nga cho người Việt Nam. Đó là cựu sĩ quan quân đội Sa hoàng Lerner và một người Cossack tên là Fedor Eliseyev, cùng với gánh xiếc đã đến lưu diễn một vài năm ở Việt Nam.
Đến tháng Mười Hai năm 1945, theo lời mời của Hồ Chí Minh, tại thời điểm đó không chỉ là Chủ tịch Việt Nam, mà còn là chủ nhiệm khoa kinh tế-chính trị của Đại học Hà Nội, giáo sư Orest Pletner đã bắt đầu chính thức giảng dạy tiếng Nga ở Việt Nam. Một trong những học sinh của ông là Nguyễn Thụy Ứng, sau này trở thành một dịch giả tiếng Nga nổi tiếng.

Dạy tiếng Nga tại Việt Nam còn có Olga Ilina, cô gái Nga đã cùng với gia đình rời Nga chuyển đến Thượng Hải sau cách mạng 1917. Nhà sử học Moskva Maxim Syunnerberg cho biết:

“Từ Thượng Hải, tháng 10 năm 1942, Olga Ilina đã đến Hà Nội, kết hôn với một sĩ quan Pháp và cùng chồng chuyển vào sống ở Huế. Vào đầu tháng 3 năm 1945, Olga có thai và vào Sài Gòn để mua đồ cho đứa con sắp sinh. Ở Huế, chồng cô tham gia tích cực trong việc tổ chức chống cuộc đảo chính quân sự của Nhật Bản và bị giết. Ra Hà Nội, không chồng với đứa con nhỏ trong tay, Olga lâm vào hoàn cảnh túng thiếu. Để giải quyết những khó khăn tài chính cô đã mở khóa dạy tiếng Nga."

Không biết học trò người Việt của Olga Ilyina, hay chính cô đã viết khẩu hiệu tiếng Nga và xuống đường phố Hà Nội ủng hộ cách mạng?

Để trả lời câu hỏi này, một lần nữa chúng tôi kêu gọi các bạn thính giả, độc giả, nếu các vị có thông tin gì về những người Nga đã sống và làm việc tại Việt Nam trước khi lập quan hệ chính thức song phương giữa hai nước chúng ta — xin vui lòng hãy liên hệ với chúng tôi. Bất cứ thông tin nào về vấn đề này đều vô cùng quý giá vì sẽ giúp khôi phục đầy đủ hơn về lịch sử quan hệ giữa nhân dân hai nước Nga Việt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала