Các nhà khoa học Nhật Bản dẫn đầu phong trào phản chiến trong nước

© Flickr / James CridlandQuốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hơn 10.000 nhà khoa học Nhật Bản đã lên tiếng chống lại dự luật về mở rộng quyền hạn của lực lượng phòng vệ Nhật Bản mà Hạ viện Quốc hội vừa thông qua.

Các nhà khoa học đều nói lên ý kiến rằng, đây là một hành động vi hiến mới của nội các bộ trưởng và cá nhân Shinzo Abe. Tham gia phong trào này có nhà vật lý Toshihide Maskawa, người đoạt giải Nobel. Phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo vào ngày 20 tháng 7, ông Maskawa nói:

"Có lẽ Thủ tướng Abe cho rằng, hiện nay là một tình huống khẩn cấp cho phép lựa chọn phát động chiến tranh.  Quan điểm này gây công phẫn. Đây là một hành động vi hiến trái ngược với nền dân chủ và ý chí của nhân dân… "

Thủ tướng Abe cần phải thừa nhận rằng, ông không nhận được sự ủng hộ của người dân và ông phải ngay lập tức gác lại dự luật này. Ông Katsuya Okada, Chủ tịch Đảng Dân chủ đối lập, đã tuyên bố như vậy. Hàng chục nghìn người Nhật chia sẻ quan điểm này, trong mấy ngày vừa qua họ đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối và có ý định tiếp tục hoạt động này. Như vậy, hóa ra, làn sóng phản đối là mạnh mẽ hơn so với dự kiến ​​của Chính phủ.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản tiếp tục chỉ trích Trung Quốc trong "Sách Trắng về quốc phòng"

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh "Sputnik",  nhà báo Shuntaro Torigoe, blogger nổi tiếng của Nhật Bản, đã giải thích rõ tại sao dự luật này vấp phải sự phản đối kịch liệt của người Nhật:

"Ông Abe khẳng định rằng, dự án luật này là rất cần thiết để bảo vệ cuộc sống của người dân Nhật Bản, để ngăn chặn chiến tranh. Nhưng, điều đó khác hẳn với thực tế. Chính Nhật Bản có thể bị lôi cuốn vào những cuộc xung đột trên khắp thế giới chỉ để phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ. Dự luật này vi phạm Điều 9 của Hiến pháp, theo đó Nhật Bản không bao giờ tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang trừ trường hợp phòng vệ. Theo dữ liệu của các cuộc thăm dò dư luận, dường như 80% người dân không hiểu dự luật này. Trên thực tế, những người này hiểu rõ nội dung của văn kiện, nhưng, không hiểu tại sao chính quyền không chú ý đến ý kiến của người dân, tại sao coi thường quan điểm của quần chúng nhân dân, tại sao chính quyền muốn cử thanh niên mà không cần sự đồng ý của họ, đi chiến đấu cho quyền lợi của nước khác. Không thể gọi đó là nền dân chủ! "

Ông Abe nói rằng, lý do chính để thông qua dự luật là những thách thức mới đối với an ninh của đất nước. Các mối đe dọa tiềm tàng đến từ Bắc Triều Tiên, từ Trung Quốc, nước đang gia tăng sức mạnh quân sự và có những tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản. Nhà báo Shuntaro Torigoe nói tiếp:

"Bắc Triều Tiên tấn công vào Nhật Bản để làm gì? Vâng, ban lãnh đạo của nước này có những lời lẽ hùng biện hiếu chiến, vâng, nước này sở hữu những tên lửa mà họ muốn thử nghiệm.  Vâng,  cần phải đối thoại với Bắc Triều Tiên. Nhưng, việc mở rộng quyền hạn của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không liên quan đến điều đó! Quan hệ với Trung Quốc là tương tự như vậy. Các biện pháp ngoại giao phải là công cụ chính chứ không phải hành động quân sự. Rõ ràng là, Trung Quốc cũng như Nhật Bản không cần đến chiến tranh. Vì vậy, các bên cần phải tiến hành đối thoại. Nếu không thì sẽ càng làm gia tăng căng thẳng, và bất kỳ quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân có thể có "cơn thần kinh". Mà một cuộc chiến hạt nhân cục bộ sẽ dẫn đến thảm họa toàn cầu. Trước đây, Liên Xô và Hoa Kỳ đã giải quyết thành công cuộc khủng hoảng trên biển Caribê gần như đưa thế giới tới bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Và họ đã sử dụng công cụ ngoại giao chứ không phải "quả đấm sắt".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала