Hoa Kỳ đang nỗ lực áp đặt quy tắc thương mại trên thế giới

© AP Photo / Charles DharapakCuộc gặp của các nước tham gia TPP
Cuộc gặp của các nước tham gia TPP - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại cuộc gặp ở Hawaii (Mỹ), các nhà đàm phán của 12 quốc gia sẽ cố gắng thống nhất những quy định trong Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một hiệp định thương mại thu hút 40% nền kinh tế thế giới. Nhưng số phận của hiệp định vẫn chưa rõ ràng dù Mỹ tích cực thúc đẩy dự án.

Kế hoạch lập TPP là một phần quan trọng trong đường lối đưa Mỹ quay lại châu Á do Tổng thống Barack Obama vạch ra. Washington tin tưởng sự thành công của TPP với các yếu tố đảm bảo là đồng đô la mạnh và tính cạnh tranh cao của hàng hóa Mỹ. Theo tính toán của các tác giả dự án, TPP sẽ đạt tới tiêu chuẩn cao nhất về mở cửa thị trường đối ứng. Ngoài ra, các chuyên gia lưu ý rằng, Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương dự kiến tác động sâu rộng hầu hết các lĩnh vực hợp tác kinh tế.

Đó là không chỉ các hoạt động thương mại, mà cả đầu tư, di chuyển sức lao động, tiêu chuẩn về môi trường, cho phép đối tác nước ngoài dự thầu các hợp đồng nhà nước. Đặc biệt, Hoa Kỳ muốn xây dựng cấu trúc kinh doanh mới của khu vực không có sự tham gia của nền kinh tế hàng đầu thế giới như Trung Quốc. Bắc Kinh tỏ ra lạnh lùng với ý tưởng TPP, xem đây như một nỗ lực mới hòng ép Trung Quốc phải ứng xử theo luật chơi của Mỹ.

Quốc kỳ của Philippines - Sputnik Việt Nam
TTP là nỗ lực của Hoa Kỳ để bảo lưu sự thống trị bất bình đẳng của văn minh phương Tây

Bà Chen Fengying, Giám đốc Viện Kinh tế thế giới Học viện Quan hệ Quốc tế đương đại của Trung Quốc nêu nhận xét rằng, dự án TPP không chỉ nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc. Hoa Kỳ đang muốn áp đặt các quy tắc thương mại toàn cầu, — bà nói.

"Có thể nói rằng TPP là nhằm chống lại Trung Quốc, nhưng không chỉ mỗi vậy. Sự chú ý đáng kể được tập trung vào việc ấn định các quy tắc thương mại toàn cầu. TPP là một hệ thống toàn diện cấp cao, với những tiêu chuẩn phát triển. Đối tác Kinh tế sẽ là một thách thức không những cho Trung Quốc mà tất cả các nước. Ví dụ, sau khi Nhật Bản bị gây áp lực và chấp thuận sẽ tham gia TPP, rất khó nói rằng có thể đạt được một sự đồng thuận về hợp tác giữa tất cả. Malaysia có vấn đề các doanh nghiệp nhà nước, New Zealand và Úc đưa ra yêu sách với Canada. Như vậy, nảy sinh vấn đề thái độ của các thành viên trước những nguyên tắc do Hoa Kỳ xác định. Trên thực tế, TPP không hoàn toàn chỉ chống lại Trung Quốc mà là động thái phản ánh những bức xúc từ Hoa Kỳ trước xu thế phát triển của WTO và các hệ thống đa phương khác. Hoa Kỳ tìm cách thiết lập một cơ chế tiên tiến hơn, vượt trội WTO, dự án với những quy tắc cạnh tranh của thế kỷ XXI, liên quan các lĩnh vực thương mại, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Trung Quốc là mục tiêu chính ở đây, nhưng đồng thời đó cũng là thách thức với toàn thế giới."

Phần nhiều chính bởi TPP mà Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy các dự án hợp tác riêng dưới hình thức song phương cũng như đa phương. Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh hồi tháng Mười năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã một lần nữa đề cập tới ý tưởng thành lập khu vực thương mại tự do chung ở châu Á-Thái Bình Dương. Vấn đề này cũng như sự xuất hiện của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc dẫn đầu đang chứng tỏ rằng, bất chấp những nỗ lực của Hoa Kỳ, quốc gia này sẽ đóng vai trò ngày càng tích cực trong các quá trình hội nhập ở khu vực.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала