Các tội ác của Mỹ tại Việt Nam và các nước khác phải bị xét xử tại tòa án quốc tế

© Flickr / Supermac1961 Quốc kỳ Mỹ
Quốc kỳ Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Nga Andrei Klimov đã đưa ra đề xuất thành lập một tòa án quốc tế liên quan đến các vụ giết người hàng loạt do hoạt động quân sự của Mỹ bên ngoài biên giới quốc gia của họ thực hiện sau Thế chiến thứ hai đến nay.

Một lý do cụ thể để đưa ra đề xuất ​​này là chuyến đi Việt Nam của Thượng nghị sĩ Nga hồi đầu năm nay. Ông Andrei Klimov cho biết:

 "Tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã gặp gỡ với các quan chức cao cấp, đã đến thăm Bảo tàng Giải phóng, khi đó tôi nhận thức được rằng, đối với dư luận quốc tế, chủ đề về các tội ác của lính Mỹ ở Việt Nam đã  xuống hàng thứ yếu. Mặc dù bản thân lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn Việt Nam là một dịp tốt để tố cáo những tội ác chiến tranh của Mỹ, và để Hoa Kỳ ít nhất đưa ra lời xin lỗi.

Tôi không phải là một người chống Mỹ, tôi không lên án toàn bộ nhân dân Hoa Kỳ, không kêu gọi tổ chức những cuộc tấn công khủng bố  chống lại công dân Mỹ. Tôi đang nói về mưu đồ của quan chức Mỹ. Chúng ta phải lên án cộng đồng tội phạm trong giới quan chức Mỹ về các hành vi tội phạm quy mô lớn và có hệ thống. Trong Thế chiến II, bọn phát xít đã giết người trong lò tại các trại tập trung, còn lính Mỹ đã giết người Việt bằng bom napalm và phốt pho. Vậy đâu là sự khác biệt giữa các hành vi đó? Nhưng, các tội phạm Đức Quốc xã đã bị xét xử tại Tòa án quốc tế Nuremberg vì các tội ác chống lại loài người không có thời hiệu, còn các tội ác chiến tranh của Mỹ không bị lên án về mặt pháp quốc tế".

Thành phố Hiroshima - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ cần xin lỗi Nhật Bản và Việt Nam

Đề xuất của ​​nghị sĩ Nga liên quan không chỉ đến các tội ác của Mỹ tại Việt Nam mà còn ở Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Serbia, Iraq, Guatemala, Libya. Và đây không phải là danh sách đầy đủ do nghị sĩ  Andrei Klimov chuẩn bị,  nêu rõ các tội ác mà lực lượng vũ trang Mỹ trực tiếp tham gia thực hiện. Do các hành vi tội phạm đó, số người thiệt mạng chỉ riêng trong nửa cuối thế kỷ 20 là lớn hơn toàn bộ dân số của Bỉ.

Theo ý kiến của thượng nghị sĩ Nga, cần phải chuẩn bị một bản cáo trạng tổng hợp về những tội ác này để cộng đồng quốc tế đánh giá toàn diện các hành vi đó về mặt đạo đức, chính trị và pháp lý. Bởi vì trong các tài liệu ghi rõ tên tuổi của những người đã ký chỉ thị và ra lệnh thực hiện hành vi tội phạm. Nhiều người trong số đó vẫn còn sống, cũng như  một số nhân chứng và thậm chí nạn nhân của những tội ác. Ông Andrei Klimov nói:

 "Tôi gọi đó là Tòa án lương tâm. Theo tôi, các nghị sĩ, đại diện của các quốc gia khác nhau, có thể thành lập một tòa án như vậy. Tôi sẽ nêu vấn đề này tại Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN tại Kuala Lumpur, tại cuộc gặp với các đồng nghiệp trong Nghị viện OSCE, bởi vì trong số các thành viên của hai tổ chức này có những nước bị thiệt hại do hành động của quân đội Mỹ. Đề xuất thành lập Tòa án quốc tế cũng sẽ được đưa ra tại Diễn đàn Lực lượng yêu nước của châu Âu ở St. Petersburg.

Военнослужащие противовоздушной обороны войск Воздушно-космической обороны в зале боевого управления - Sputnik Việt Nam
Thực tế Việt Nam thay đổi vai trò của lực lượng Phòng không trong chiến tranh hiện đại

Và nếu chúng tôi thấy rằng, trong số những người ủng hộ sáng kiến này có nhiều đại diện các quốc gia khác nhau: sử học, luật gia, chuyên gia quân sự, thì chúng tôi sẽ thảo ra kế hoạch hành động. Có lẽ chúng tôi sẽ cố gắng thành lập tòa án trong khuôn khổ Liên minh Nghị viện Thế giới. Tôi hy vọng rằng, các đồng nghiệp Việt Nam sẽ không lùi bước. Tòa án phải được chuẩn bị nghiêm túc, phải có các bằng chứng đầy thuyết phục để toàn thể nhân loại thấy được rõ bộ mặt thật của Hoa Kỳ. Ở đây, cần phải có sự trợ giúp của các bạn Việt Nam, bởi vì tại tòa án quốc tế hồ sơ Việt Nam sẽ là tài liệu quan trọng nhất".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала