Ai Cập sẽ khơi nguồn nhiên liệu xanh

© Fotolia / Iren MorozĐường ống dẫn gas
Đường ống dẫn gas - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc phát hiện mỏ khí lớn ngoài khơi bờ biển Ai Cập ở Địa Trung Hải đã trở thành tin chấn động giật gân thực sự.

Công ty Italy Eni, trong chặng dài nhiều năm tiến hành công tác thăm dò tại khu vực, vừa đây  thông báo  phát hiện một mỏ khí gas và đánh giá trữ lượng của mỏ bằng cụm từ "siêu khổng lồ".

Mỏ được phát hiện trong khuôn khổ đề án thăm dò địa chất "Zuhr" và nằm trong vùng kinh tế biển của nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, với diện tích 100 km vuông và ở độ sâu 1.450 mét. Theo đánh giá của Eni, mỏ này có tiềm năng chứa khoảng 850 tỷ mét khối khí đốt. Trong công ty đã tuyên bố về việc lập tức bắt đầu khâu hình thành cơ sở hạ tầng để xác định rõ trữ lượng và xúc tiến khai thác.

Kênh đào Suez nối liền Biển Đỏ và Địa Trung Hải - Sputnik Việt Nam
Ai Cập đình chỉ nhập khẩu khí đốt sau khi phát hiện mỏ lớn

 Đài phát thanh quốc gia Israel dựa theo nguồn tin của chuyên viên trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng loan báo rằng khu mỏ mới sẽ tạo điều kiện cho Ai Cập không chỉ tự đảm bảo nhu cầu nhiên liệu, mà còn cung cấp khí đốt cho các nước láng giềng và thậm chí cho một phần châu Âu. Tuy nhiên, từ  mốc phát hiện cho đến khi vận hành mỏ chẳng phải là quãng đường gần. Đàm đạo với phóng viên đài "Sputnik",  Giáo sư Vasily Bogoyavlensky từ Đại học Tổng hợp Dầu khí mang tên Gubkin nêu ý kiến như sau:

"Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu phân tích thống kê về đại dương thế giới, theo đó thời hạn trung bình để  đưa một khu mỏ vào vận hành là khoảng 20 năm, mà ở một số nơi còn cần nhiều thời gian hơn.  Tuy nhiên, cũng có trường hợp mỏ đi vào vận hành nhanh hơn. Thí dụ, mỏ Yuri Korchagin ở biển Caspi đã vận hành sau 10 năm. Tính đến thực tế là điều kiện tự nhiên và khí hậu Địa Trung Hải thuận lợi, có thể chờ đợi là mỏ mới sẽ được khai thác sau chừng chục năm nữa".

Việc thăm dò khí đốt ở vùng biển Địa Trung Hải được tiến hành hồi cuối những năm 1990. Trong thời gian đó đã phát hiện một vài mỏ cỡ nhỏ và tương đối lớn ở Israel, cũng như ở ngoài khơi bờ biển đảo Síp. Lớn nhất trong đó  là mỏ "Leviafan" gần ranh giới biển của Israel với Lebanon.. Trữ lượng của mỏ này ước tính khoảng 450 tỷ mét khối khí gas. Các chuyên viên  dự đoán sự xuất hiện của một liên minh năng lượng mới, có xác suất cao là tầm cỡ cạnh tranh ngang ngửa với Gazprom của Nga. Giáo sư Vasily Bogoyavlensky từ Đại học Tổng hợp Dầu khí mang tên Gubkin tiếp tục phân tích:

"Quả thực có vẻ là ở đó đang hình thành cụm năng lượng, bởi những năm gần đây tại khu vực này mở ra hàng loạt mỏ, đặc biệt là trên thềm lục địa ngoài khơi Israel. Mà đây là khu mỏ  mới và lớn trên thềm lục địa Ai Cập, thuộc loại có đặc tính độc đáo. Thêm nữa, nó  không phải đầu tiên cũng không phải là cuối cùng. Không loại trừ là sẽ còn phát hiện được nhiều mỏ hơn nữa. Tất nhiên, độ cạnh tranh trên thị trường khí đốt toàn cầu sẽ gia tăng. Tuy nhiên, về lý thuyết Gazprom có thể hội nhập vào dự án này. Hiện nay Gazprom triển khai hoạt động tại nhiều nước khắp thế giới, có uy tín cao về kinh nghiệm phong phú và nguồn lực dồi dào. Chẳng có lý gì mà không tham gia".

Ai Cập là nước chiếm vị trí thủ lĩnh trong số các quốc gia châu Phi về khối lượng tiêu thụ "nhiên liệu xanh". Tháng Tám năm nay trong thời gian chuyến thăm của Tổng thống Ai Cập đến Nga, một hợp đồng tầm cỡ về việc cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng đến Ai Cập đã được trao cho các tập đoàn Nga "Gazprom" và "Rosneft".

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала