Iran sẽ nhận được các hệ thống phòng không của Nga

© SputnikS-300
S-300 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã tuyên bố rằng, bản hợp đồng mới với Iran về cung cấp các hệ thống phòng không tên lửa S-300 sẽ được ký kết trong tương lai gần, ông lưu ý rằng, "tất cả các quyết định chính trị đã được thông qua".

Trong quá trình giải quyết "vấn đề S-300" đã và đang phải vượt qua những trở ngại nào?

Sau đây là ý kiến của nhà khoa học chính trị và nghiên cứu phương Đông Vladimir Sazhin:

"Trên thực tế, trong quan hệ Nga —Iran có vấn đề S-300. Trong 5 năm qua, vấn đề này đã làm giảm mức độ tin cậy giữa hai nước. Vào năm 2007, hai bên đã ký kết hợp đồng về cung cấp S-300 cho Iran. Nhưng, trong năm 2010, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua Nghị quyết 1929, trong đó có điều khoản cấm cung cấp cho Iran các loại vũ khí tấn công hạng nặng. Sau đó,Tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev đã ký sắc lệnh phê duyệt văn kiện quốc tế, và đưa thêm một điều khoản về việc cấm cung cấp cho Iran hệ thống "S-300", mặc dù đây là một loại vũ khí phòng thủ chứ không phải tấn công".

5 năm đã trôi qua, và bây giờ có thể nói rằng, quyết định đó đã là đúng đắn. Vào những năm 2010 — 2011, xung quanh  Iran đã hình thành tình hình cực kỳ căng thẳng, đó là cuộc đối đầu đỉnh cao giữa Tehran và cộng đồng quốc tế về vấn đề hạt nhân. Các phương tiện truyền thông quốc tế đã nói về khả năng thực tế Isral, và có lẽ cả Hoa Kỳ, sẽ tấn công  vào Iran. Trong điều kiện phức tạp như vậy, việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không của Nga cho Iran có thể làm phức tạp thêm tình hình và xúi giục các đối thủ của Iran thực hiện những hành động kiên quyết.

Tổ hợp tên lửa cao xạ S-300 - Sputnik Việt Nam
Tổ hợp tên lửa cao xạ S-300

Bây giờ Nga có thể cung cấp cho Iran các loại vũ khí đó dựa trên cơ sở  pháp lý bởi vì nó nằm ngoài phạm vi lệnh cấm vận. Ngay cả các đại diện của Mỹ cũng thừa nhận rằng, việc cung cấp S-300 cho Iran không vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.

Tuy nhiên, "vấn đề S-300" vẫn chưa được giải quyết, và điều đó, tất nhiên, tác động tiêu cực đến quan hệ Nga-Iran. Như được biết, sau khi Nga cấm cung cấp S-300,  Iran ngay lập tức đệ đơn lên tòa án trọng tài ở Geneva đòi bồi thường số tiền 4 tỷ USD. Tháng 4 năm 2015, Tổng thống Vladimir Putin Putin đã bãi bỏ quyết định của cựu Tổng thống Medvedev cấm cung cấp S-300, rồi Matxcơva và Tehran đã nối lại cuộc đàm phán về nội dung này. Dù không biết chi tiết về quá trình đàm phán nhưng, nhiều lần đã có tin rằng, hợp đồng sắp được ký kết.

Tại cuộc Triển lãm vũ khí và đạn dược quốc tế RAE-2015, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cho biết rằng, hợp đồng mới với Iran về cung cấp S-300 sẽ được ký kết trong tương lai gần, và lưu ý rằng "tất cả các quyết định chính trị đã được thông qua". Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, các chi tiết của hợp đồng mới là một khía cạnh thương mại (có nghĩa là bí mật).

Xin lưu ý rằng, việc giải quyết "vấn đề S-300" sẽ loại bỏ một trở ngại lớn trên con đường phát triển sự hợp tác Nga-Iran, kể cả trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật, và sẽ giúp gia tăng mức độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa Matxcơva và Tehran. Điều này đặc biệt quan trọng hiện nay, bởi vì Iran có thể sớm tiếp cận thị trường vũ khí thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала