Liệu Việt Nam có tìm ra sự cân bằng hợp lý giữa Nhật Bản và Trung Quốc hay không?

© AP Photo / Tran Van MinhHai cảnh sát cầm lá cờ Việt Nam tại cuộc duyệt binh kỷ niệm lần thứ 70 ngày Quốc khánh Việt Nam
Hai cảnh sát cầm lá cờ Việt Nam tại cuộc duyệt binh kỷ niệm lần thứ 70 ngày Quốc khánh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khi nhận sự viện trợ từ Nhật Bản để tăng cường khả năng của nước mình chống lại tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, tuy nhiên, Việt Nam không tìm cách gây ra đối đầu với Bắc Kinh hay làm tăng sự phụ thuộc vào Mỹ và Nhật Bản.

Ông Vasily Kashin, chuyên viên nghiên cứu quân sự từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga, bình luận như vậy thông tin của các phương tiện truyền thông Nhật Bản về việc Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra:

 "Viện trợ của Nhật Bản chủ yếu không phải là vũ khí hay tàu chiến cho hải quân, mà là thiết bị cho cảnh sát biển. Nhật Bản đã từng cung cấp viện trợ này cho những nước khác, họ đã thiết lập quan hệ chặt chẽ với Cảnh sát biển Philippines và đã cung cấp viện trợ cho nước này. Bây giờ Nhật Bản chỉ đơn giản mở rộng sự hợp tác trong lĩnh vực này và thiết lập quan hệ với Việt Nam. Nhưng, cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy rằng Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam bất kỳ loại vũ khí nghiêm trọng. Mỹ cũng đang thực hiện những bước đi đầu tiên theo hướng này, họ cho phép cung cấp cho Việt Nam các máy bay tuần tra. Nhật Bản hành động cẩn thận hơn trong vấn đề này. Song, đó là một tín hiệu đối với Trung Quốc cho thấy rằng, Nhật Bản thúc đẩy quá trình  thành lập một mặt trận thống nhất bao gồm các nước đang đối phó với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc".

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản: Giúp đỡ Việt Nam là đối đầu với Trung Quốc

"Sputnik": Nhật Bản có thể áp dụng những biện pháp nào nữa để củng cố vai trò của Việt Nam như một đồng minh trong liên minh chống Trung Quốc?

 "Trong vấn đề này cũng như trong các vấn đề khác, Nhật Bản làm theo chỉ thị của Mỹ. Sau khi tái lập quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Nhật Bản thông qua quyết định cung cấp viện trợ cho Việt Nam. Nhưng, không nên đánh giá quá mức sự xích lại gần nhau giữa hai nước đó, bởi vì Việt Nam không có ý định đứng về một bên nào. Hà Nội không có ý định lao vào vòng tay của người Mỹ, bởi vì họ lo ngại về sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nỗi lo ngại chỉ có thể gia tăng khi mọi người đang theo dõi việc Mỹ xuất khẩu các giá trị của họ. Tất nhiên, Nhật Bản sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực lôi kéo Việt Nam vào liên minh chống Trung Quốc. Trong các tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Hoa Nam, Nhật Bản luôn ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ và các quốc gia — những đối thủ của Trung Quốc. Nếu Hoa Kỳ tăng cường mạnh sự hợp tác với Việt Nam, thì Nhật Bản sẽ theo gương Mỹ. Song, điều này có thể xảy ra chỉ sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường đáng kể sự tin tưởng lẫn nhau, hoặc nếu Trung Quốc đột nhiên phạm sai lầm chết người trong quan hệ với Việt Nam".

"Sputnik": Chắc là, Việt Nam nhận thức được rằng, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang cố gắng lôi kéo Việt Nam vào liên minh chống Trung Quốc. Liệu Việt Nam sẵn sàng tham gia cuộc đối đầu với Trung Quốc? "Không. Việt Nam quan tâm đến việc duy trì quyền chủ động tối đa trong nền chính trị, duy trì quan hệ tốt với tất cả các nước, để sử dụng vị trí chiến lược của mình. Bây giờ cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều "tán tỉnh" Việt Nam. Ấn Độ và Nga cũng rất quan tâm đến Việt Nam. Do đó, Việt Nam có cơ hội nhận được các khoản đầu tư và công nghệ tiên tiến từ tất cả các nước. Tình trạng này là rất thuận lợi cho Việt Nam.

Một mặt, Hà Nội hiểu rằng, nếu Trung Quốc cảm thấy họ có thể làm bất cứ điều gì mà họ muốn, thì sẽ phá vỡ sự cân bằng chiến lược trong khu vực, và sẽ làm giảm khả năng của Việt Nam duy trì sự cân bằng giữa các cường quốc. Mặt khác, Hà Nội không có ý định đối đầu với Bắc Kinh. Từ quan điểm chiến lược, nếu Việt Nam tham gia vào cuộc đấu tranh không khoan nhượng với Trung Quốc thì đó sẽ là một quyết định thiếu sáng suốt: họ sẽ giáng một đòn khủng khiếp vào nền kinh tế của nước mình, và sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ và Nhật Bản. Sau đó trong nước sẽ xảy ra  những biến động chính trị. Người Việt thận trọng và thực dụng không cần đến điều đó".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала