Hoa Kỳ vô địch trong số các nước có căn cứ quân sự gây hại

© AFP 2023 / Vyacheslav OseledkoTrung tâm trung chuyển vận tải của Mỹ tại Manas
Trung tâm trung chuyển vận tải của Mỹ tại Manas - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngay cả sau khi rút phần lớn quân Mỹ khỏi Afghanistan và Iraq, Mỹ vẫn bao vây thế giới xung quanh chúng ta bằng mạng lưới căn cứ quân sự với kích thước chưa từng có, giáo sư trường Đại học Hoa Kỳ ở Washington, nhà nhân chủng học David Wynn tuyên bố với tạp chí The Nation.

Ông David Wynn lưu ý rằng hiện tại Mỹ đang có khoảng 800 căn cứ quân sự ở bên ngoài lãnh thổ của mình. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc từ 70 năm trước, nhưng, theo Lầu Năm Góc, tại Đức vẫn có 172 căn cứ, ở Nhật Bản — 113 và ở Hàn Quốc — 83 căn cứ quân sự của Mỹ. Hàng trăm đơn vị Mỹ đồn trú rải rác tại 80 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm Úc, Bulgaria, Colombia, Qatar và Kenya. Theo tính toán của Giáo sư Wynn, người nộp thuế Mỹ trả trung bình 10$ đến  40.000$/năm cho việc duy trì một người lính bên ngoài Hoa Kỳ, mặc dù người nộp thuế không tự ý thức được điều này.

Các chuyên gia lưu ý rằng ở dạng này hay dạng khác, quân nhân Mỹ đang có mặt tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài, trong đó có 11 tàu sân bay Mỹ, mỗi chiếc trong số đó có thể được coi là một căn cứ hải quân. Sự hiện diện của Mỹ trong không gian của gia tăng. Công bằng mà nói, các nước khác cũng có căn cứ quân sự ở nước ngoài, nhưng chỉ có 30 cơ sở, trong khi Lầu Năm Góc chiếm 95% tổng số đơn vị triển khai đồn trú bên ngoài lãnh thổ của mình.

Máy bay F-35 - Sputnik Việt Nam
F-35 của Mỹ đối đầu với Su-35 của Nga
Kể từ đầu chiến tranh lạnh, chính sách thiết lập mạng lưới các căn cứ quân sự cho hàng chục nghìn binh lính Mỹ rải rác khắp thế giới đã trở thành học thuyết về đối ngoại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, ông Wynn nói. Chính sách này được gọi là "chiến lược phòng ngừa" và được kết hợp với chính sách kiềm chế đối thủ địa chính trị chính thời Xô Viết. Nếu khi đó sự hiện diện quân sự rộng lớn như vậy dù sao vẫn mang tính hợp lý, thì bây giờ nhiều chuyên gia cho rằng các căn cứ quân sự của Mỹ là vô ích và có hại nhiều hơn lợi.

Thay vì đóng góp cho sự ổn định trong các khu vực nguy hiểm, căn cứ quân sự của Mỹ thường là đối tượng gây căng thẳng và là trở ngại cho các hoạt động ngoại giao. Như vậy, sự hiện diện của căn cứ quân sự của Mỹ tại Trung Đông đã trở thành điều kiện tiên quyết quan trọng cho sự phát triển chủ nghĩa cực đoan và tâm trạng chống Mỹ. Khi bố trí các đơn vị đồn trú, chẳng hạn như tại các đường biên giới của Nga, Trung Quốc hay Iran, nguy cơ phản ứng từ các nước này tăng lên đáng kể.

Chủ nghĩa quân phiệt Mỹ đang phát triển tạo ra một cú hích mới cho cuộc đua căn cứ quân sự và vũ khí, gieo rắc hỗn loạn trên mặt trận địa chính trị, giáo sư Mỹ cho biết. "Chiến tranh chống khủng bố" đã trở thành bản chất toàn cầu của cuộc xung đột đó sẽ chỉ làm cho cực đoan và khủng bố gia tăng. Còn việc xây dựng các căn cứ để "bảo vệ" lợi ích của Mỹ khỏi sự "đe dọa của Nga và Trung Quốc" càng khiến cho các nước hàng đầu thế giới mâu thuẫn với nhau. Nói cách khác, thay vì làm cho thế giới an toàn hơn, sự đồn trú của Mỹ ở nước ngoài càng làm cho khả năng chiến tranh gia tăng nhiều hơn, và tình hình tại các quốc gia có căn cứ quân sự của Mỹ càng thêm căng thẳng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала