Nhật Bản thông cảm nhưng không định tiếp nhận người tị nạn

© Flickr / Guilhem VellutQuốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong năm 2015, Nhật Bản dự kiến phân bổ 810 triệu dollars để giúp người tị nạn Trung Đông, đặc biệt là từ Syria và Iraq.

Thủ tướng Đức Angela Merkel - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Đức Angela Merkel: Vấn đề người tị nạn phải được giải quyết với Nga
Kinh phí này sẽ được gửi đến các nước châu Âu và Lebanon, nơi đã tiếp nhận gần một triệu người tị nạn từ Syria. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẵn sàng cấp 750 triệu dollars để ổn định tình hình ở Trung Đông và châu Phi. Cuộc khủng hoảng di dân đã trở thành vấn đề chính của thế giới và Nhật Bản không muốn tránh ra bên lề, nhưng đồng thời cũng không sửa soạn tiếp nhận người tị nạn. Đó là tuyên bố mới đây của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại diễn đàn LHQ. Rõ ràng, dòng người tị nạn từ Syria không đe dọa Nhật Bản. Châu Âu ở gần, còn tới Nhật Bản thì những người tị nạn không đủ sức mà cũng chẳng có phương tiện. Tuy nhiên, Nhật Bản đặt rào cản không chỉ với người di cư  từ Trung Đông, mà còn cả với dân các nước trong khu vực Thái Bình Dương. Và ở đây có những nguyên nhân. Ông Mikhail Mozjechkov Chủ tịch  "Câu lạc bộ Nga" tại Tokyo nêu ý kiến như sau:

"Trong lịch sử Nhật Bản có thời điểm khi những người Iran đến nơi này. Đó là cách đây 20 năm trong thời gian chiến tranh Iran-Iraq. Người Nhật đã tiếp nhận một số người Iran, cho làm việc trong ngành xây dựng. Nhưng theo thời gian, họ tỏa ra khắp đất nước, và nhiều người dính dáng vào tệ nạn mại dâm, buôn bán ma túy và v.v…Còn thêm một ví dụ khác. Cộng đồng dân chúng  Nhật Bản đang già đi, vì vậy cần đến các hộ lý. Đây là công việc không hề nhẹ nhàng, mà tiền công lại thấp. Ít có người Nhật nào chịu làm những việc như vậy. Đã có chương trình thuê các phụ nữ từ Philippines, Malaysia, chấp nhận số tiền ít ỏi để làm việc chăm sóc người cao tuổi. Tuy nhiên, chương trình này đã gặp trục trặc, vì những phụ nữ này đã cố học nhưng hầu như không một ai qua nổi bài kiểm tra về tiếng Nhật, và phần lớn trong số họ phải quay về nhà hoặc hòa tan vào các khu vực dịch vụ khác. Nhìn vào các điển hình này với di dân Iran và hộ lý-điều dưỡng viên từ các nước châu Á, tôi có thể hiểu tại sao chính phủ Nhật Bản rất không muốn tăng dòng người nước ngoài đến Nhật Bản… "

Hầu như ở bất cứ nước nào thì các di dân trung niên và lớn tuổi đều khó thích nghi với cách sống, quy tắc ứng xử và truyền thống văn hóa của quốc gia mới mẻ xa lạ đối với họ. Con cái của họ, với điều kiện đến học ở trường sở tại thì quá trình thích ứng dễ dàng hơn nhiều. Nhưng vẫn cần có thời gian. Còn trong thời kỳ thích nghi di dân cần phải giải quyết việc đăng ký giấy tờ, cấp thức ăn, chữa bệnh, trợ cấp phúc lợi cho đến khi họ tìm được việc làm. Và đây là gánh nặng lớn đối với bất cứ Nhà nước nào. Vì vậy, như đang thấy, Nhật Bản đã quyết định rằng từ xa dành hỗ trợ tài chính sẽ là thích hợp nhất.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала