Ngành điện hạt nhân của Việt Nam: từ lý thuyết đến thực hành

© Sputnik / Alexei SyunnerbergNhà khoa học hạt nhân Việt Nam
Nhà khoa học hạt nhân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sự hợp tác giữa hai nước chúng ta trong lĩnh vực hạt nhân đã bắt đầu từ trước năm 2010 - thời điểm khi hai bên ký kết thỏa thuận về xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam đặt ở tỉnh Ninh Thuận.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngành năng lượng hạt nhân của Nga,  ba nhà khoa học Việt Nam đã được tặng huy chương kỷ niệm của Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) vì hoạt động nghiên cứu, vì sự nghiệp hợp tác trong nhiều năm qua, vì những đóng góp mà mỗi người đã làm và đang làm nhằm duy trì quan hệ hợp tác với các đồng nghiệp Nga.

Sự hợp tác giữa hai nước chúng ta trong lĩnh vực hạt nhân đã bắt đầu từ trước năm 2010 — thời điểm khi hai bên ký kết thỏa thuận về xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam đặt ở tỉnh Ninh Thuận.  Ví dụ, một trong những nhà khoa học được tặng huy chương của “Rosatom”, PGS TS Nguyễn Mộng Sinh, ngay từ năm 1960 bắt đầu nghiên cứu môn vật lý hạt nhân tại trường đại học của Liên Xô. Trong một cuộc phỏng vấn với đài "Sputnik", ông Nguyễn Mộng Sinh nói:

 

 

 

 

 

 

PGS TS Nguyễn Mộng Sinh
Ba huy chương của Tập đoàn nhà nước Rosatom - Sputnik Việt Nam
Giải thưởng Nga dành cho chuyên gia công nghiệp hạt nhân Việt Nam

Nhóm nhà khoa học hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đã được đào tạo ở Liên Xô, tại các trường đại học hàng đầu cũng như tại Viện Nghiên cứu Vật lý Hạt nhân ở thành phố Dubna, ngoại ô Matxcơva, khi đó là nơi hội tụ các nhà khoa học từ các nước xã hội chủ nghĩa. Hoạt động đào tạo chuyên gia cho Việt Nam tiếp tục cho đến ngày nay bởi vì Việt Nam có nhu cầu ngày càng lớn về chuyên gia trong lĩnh vực này. Hơn nữa, không chỉ những nhà lý luận mà còn các chuyên gia thực hành. Bởi vì sau khi giải phóng miền Nam, Liên Xô, theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam, đã khôi phục lại lò phản ứng nghiên cứu ở Đà Lạt do Mỹ xây dựng và đã tăng gấp đôi công suất của nó. Trong ba thập kỷ qua, lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt hoạt động ổn định và có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam. Vì thế có thể nói rằng, thỏa thuận về việc Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam là kết quả tự nhiên của sự hợp tác lâu dài giữa hai nước chúng ta trong lĩnh vực hạt nhân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала