Chuyên viên Nga: Thực thi dự án TPP có thể dẫn đến đụng độ vũ trang giữa các nền văn minh

© AFP 2023 / Paul HandleyBiểu tình ở Atlanta phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Biểu tình ở Atlanta phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày thứ Hai, đại diện của Hoa Kỳ và 11 quốc gia ven bờ biển Thái Bình Dương đã đạt thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trong tương quan này, ở Nga nhớ lại những thông tin rò rỉ mà Wikileaks công bố cách đây chưa lâu, chứng tỏ rằng TPP là công cụ để Hoa Kỳ kiềm chế nhóm BRICS.

Thực ra, nếu chẳng có rò rỉ từ Wikileaks người ta cũng thấy được bản chất thật của TPP rất rõ ràng, — ông Aleksei Podberezkin Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị-quân sự thuộc MGIMO nhận xét.

"Hoa Kỳ đã hoạch định và đi đến giai đoạn bắt đầu ứng nghiệm chiến lược dài hạn về tạo lập Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).  Với sự giúp đỡ của các cơ cấu này, dự kiến tạo ra một liên minh kinh tế và tài chính rộng rãi.  Xin lưu ý rằng, trong tương lai tiếp theo tất nhiên sẽ là liên minh quân sự-chính trị, có thể kiểm soát thị trường rất to lớn. Vấn đề ở chỗ là theo  lý do chính trị này khác người ta gạt bỏ Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác khỏi cơ cấu đối tác đó.  Tức là gạt bỏ những quốc gia mà Hoa Kỳ coi là đối thủ cạnh tranh và trên thực tế, đang phản đối kiểu quan hệ và phương hướng đối tác như thế".

PV "Sputnik": Vậy câu trả lời của Nga, Trung Quốc và các nước BRICS sẽ là gì?

Chuyên viên Aleksei Podberezkin: "Sẽ cần đưa vấn đề  ra WTO: Tại sao lại có chuyện đặt ra chính sách ưu đãi biệt lệ dành cho một số nước riêng biệt? Nga, Trung Quốc, Brazil và các nước khác bị loại trừ khỏi các dự án TPP và TTIP —mà đó là những là trung tâm sức mạnh, sẽ bị buộc phải hoặc là tranh kiện tại  WTO về chính sách ngăn chặn họ trong TPP và TTIP, hoặc tự mình tạo lập lực lượng đối trọng. Tôi nghĩ rằng Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ phát triển sự hợp tác Á-Âu và hình thành khối kinh tế và chính trị khu vực với những thành tố hợp tác chính trị-quân sự nghiêm túc, mặc dù bây giờ  cả Matxcơva, Bắc Kinh và New Delhi đang phủ nhận khả năng như vậy".

PV "Sputnik": Hóa ra là thế giới một lần nữa chia thành hai khối đối lập nhau?

Chuyên viên Aleksei Podberezkin: "Hiện thời đã hình thành  trung tâm quyền lực duy nhất đứng đầu là Hoa Kỳ. Nhưng bây giờ vị thế thống trị của nó đang bị nghi ngờ bởi hiện hữu những trung tâm sức mạnh như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil. Nhưng người Mỹ muốn dùng phương pháp vũ lực và vsự giúp đỡ của chiến lược liên minh để bảo tồn địa vị độc tôn thống lĩnh của một trung tâm quyền lực duy nhất đứng đầu là Hoa Kỳ. Mâu thuẫn sẽ gia tăng và tôi e sớm hay muộn nó sẽ chuyển sang giai đoạn vũ trang".

PV "Sputnik": Liệu có thể tránh được điều đó không?

Chuyên viên Aleksei Podberezkin: "E rằng không tránh được. Khó lòng làm cho người Mỹ hiểu ra rằng cái hệ thống mà ở đó họ nhận lợi thế đơn phương là không công bằng và có thể biến đổi. Nếu họ sẵn sàng đi tới chấp nhận thay đổi thì may chăng có thể tránh được giai đoạn xung đột vũ trang. Nhưng nếu họ dự định bảo vệ hệ thống bất công này, kể cả nhờ vào lực lượng quân sự, ắt sẽ là cuộc đối đầu, trong đó có vũ trang. Và không tuyên ngôn kêu gọi nào của cộng đồng thế giới giúp cứu vãn tình hình. Có lợi ích kinh tế, chính trị và quân sự khách quan. Vì lợi ích này người Mỹ, Nhật Bản, Australia,  New Zealand và châu Âu, nói một cách tương đối, là những quốc gia  thuộc về nền văn minh phương Tây sẽ cố gắng giữ những quy tắc và quy định có lợi cho họ. Nhưng bây giờ còn những quốc gia khác cũng đang lên và hỏi: Tại sao cứ  mỗi dollars chúng tôi lại phải trả 1dollars cộng thêm 10 cent nữa để đóng góp cho cái gì đó không rõ ràng?  Tại sao chúng tôi phải tuân thủ những lợi ích của phương Tây, và bỏ qua lợi ích của chính mình? Phương Tây trả lời: Hãy làm quen với điều đó và chấp hành những qui tắc do phương Tây đặt ra, nếu không sẽ ăn bạt tai. Quí vị có sự lựa chọn: hoặc chấp nhận và tuân theo luật chơi của phương Tây, hoặc cố gắng thay đổi quy tắc. Đó là diễn biến thường xuyên trong cuộc sống cũng như trong nền chính trị". 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала