Trung Quốc chấp nhận thách đố của TPP

© Fotolia / SeanPavonePhotoKhu tài chính Trung Quốc
Khu tài chính Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hoa Kỳ và Nhật Bản có sự khác biệt quan điểm về vai trò tiềm năng của Trung Quốc trong Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Sau khi đạt thành quả hôm  thứ Hai với Hiệp định Atlanta TPP giữa 12 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, các bên này lại đưa ra những tuyên bố trái ngược nhau.

Quy tắc thương mại thế giới sẽ do Mỹ viết ra chứ không phải là nước nào khác, thí dụ như Trung Quốc, — Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thông báo. 

Sự tham gia của Trung Quốc trong TPP có ý nghĩa chiến lược, — Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố trong cuộc họp báo ở Tokyo.

Trong tương quan này, chuyên gia Nikita Maslennikov từ  Viện Phát triển đương đại nêu nhận xét như sau:

"Rõ ràng Thủ tướng Nhật Bản không ngẫu nhiên mà nói về tầm quan trọng chiến lược của việc Trung Quốc tham gia dự án TPP.  Bởi trước hết, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Nếu thiếu nước này, có lẽ sẽ khó xây dựng khu vực thương mại tự do ở châu Á-Thái Bình dương. Thứ hai, Trung Quốc cũng có dự án đối tác kinh tế toàn khu vực riêng của mình, luôn được coi là một loại đối trọng với TPP mà ban lãnh đạo Hoa Kỳ thúc đẩy".

Biểu tình ở Atlanta phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam
Chuyên viên Nga: Thực thi dự án TPP có thể dẫn đến đụng độ vũ trang giữa các nền văn minh

Khác với ông Shinzo Abe, ông Barack Obama, vẫn khăng khăng giữ nguyên thái độ tiêu cực về sự tham gia của Trung Quốc trong  TPP.  Độc nhất Hoa Kỳ là một trong các bên thương lượng đối tác, tuy nhiên toàn bộ cơ chế đàm phán về sự tham gia tương lai trong Giao ước này do họ vạch ra. Đại diện Washington tiến hành đàm phán song phương với từng thành viên tiềm năng cyura TPP. Còn cuộc thương lượng giữa các nước châu Á-Thái Bình Dương khác với nhau thực ra chẳng có ý nghĩa nguyên tắc.  "Cơ chế" như vậy cho phép Hoa Kỳ gạt Trung Quốc ra khỏi danh sách các nhà đàm phán tiềm năng để gia nhập TPP. "Khi hơn 95 % đối tác tiềm năng của Mỹ sống bên ngoài biên giới, chúng tôi không thể cho phép những quốc gia như Trung Quốc  dự phần viết ra quy tắc của nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi cần phải soạn các quy tắc đó và Giao ước Atlanta sẽ đảm bảo như vậy". Về lời tuyên bố của ông Barack Obama, chuyên viên Nikita Maslennikov giải thích như sau:

"Đa phần đó là những ngôn từ hùng biện chính trị. Ngoài ra, Tổng thống Hoa Kỳ cần tính đến tâm trạng bài Trung Quốc khá nghiêm trọng ở nước Mỹ, kể cả trong Quốc hội. Hiệp định vẫn phải trình Nghị viện phê chuẩn. Còn có điều quan trọng khác nữa. Hoa Kỳ, tất nhiên, viết ra quy tắc thương mại quốc tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng trên thực tế, những quy tắc này cũng do tất cả các nước còn lại soạn thảo. Nếu không thì chẳng ai quyết định ký Giao ước về TPP. Ngoài ra, nảy sinh nguy cơ là những quy tắc này có thể khác với quy tắc của WTO. Đây là thách thức nghiêm trọng đối với Tổ chức thương mại toàn thế giới".

Nhân đây cần nói, Bắc Kinh có thái độ g khá bình tĩnh trước sự kiện đạt thỏa thuận về TPP. Trung Quốc cởi mở hướng tới cơ chế tuân thủ  các quy định của WTO nhằm tạo xung lực thúc đẩy liên kết kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, — như tuyên bố của Bộ Thương mại CHND Trung Hoa.  Bắc Kinh hy vọng rằng Hiệp định này, cùng với  những thỏa thuận khác về khu vực thương mại tự do sẽ đóng góp vào phát triển  thương mại.

Sự thống nhất lập trường và cân bằng quyền lợi của các bên sẽ phân định quá trình tiếp theo về tạo lập và triển khai các dự án của Mỹ cũng như  Trung Quốc để phát triển kinh tế-thương mại khu vực. Trong đó, mức độ hiệp lực của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong các vấn đề kinh tế và tài chính sẽ tăng cao, bất kể tình hình bùng phát xấu đi nghiêm trọng vì mâu thuẫn chính trị toàn cầu giữa hai nước này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала