TPP: Phân chia thế giới hay cạnh tranh lành mạnh?

© AFP 2023 / Saul LoebTPP
TPP - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Singapore và Việt Nam đã đạt thỏa thuận về Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một liên minh kinh tế khu vực, trong khuôn khổ đó sẽ tạo ra Vùng thương mại tự do tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thỏa thuận cũng có phần ký kết của Australia và New Zealand. Còn thêm bốn quốc gia nữa chính thức ghi nhận quan tâm đến việc tham gia vào TPP — đó là Đài Loan, Colombia, Philippines và Hàn Quốc.

Các nước thuộc TPP hiện chiếm gần 40% nền kinh tế thế giới và 1/3 thị phần thương mại toàn cầu. Xác nhận việc ký kết thỏa thuận 12 bên về TPP, ông Barack Obama tuyên bố rằng các quy tắc thương mại thế giới trong khu vực sẽ do Mỹ viết ra chứ không phải là nước nào khác.

Thỏa thuận về TPP là thành tựu rất tầm cỡ, — Giáo sư Aleksei Portansky từ trường Kinh tế cấp cao nhận xét. "Khai mở một vùng rộng lớn, nơi các nước sẽ trao đổi thương mại với nhau theo qui tắc tự do hơn so với những gì đã thông qua trong WTO, và tính đến  thành phần các đại diện đối tác, có thể không cần nghi ngờ rằng những quy tắc  này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới", — ông Portansky dự báo. Đáng lưu ý là sự xuất hiện của một liên minh kinh tế hùng mạnh như vậy đương nhiên sẽ làm xói mòn uy tín của WTO, — GS Aleksei Portansky thừa nhận. Nhưng mặt khác, Vùng Thương mại tự do dù sao vẫn không phải là một tổ chức như thế, nó thiếu một số cơ chế hiện hữu ở WTO — thí dụ, cơ chế giải quyết tranh chấp. Do đó, liên minh thương mại khu vực có thể tồn tại trong khuôn khổ tổ chức toàn cầu.

Khu tài chính Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc chấp nhận thách đố của TPP

Quan điểm trên không được sự tán đồng hoàn toàn của một đại diện chuyên viên khác cũng từ trường Kinh tế Cấp cao, đó là ông Valery Mironov, người e rằng việc tạo lập những liên minh khu vực hùng mạnh sẽ lấn sân WTO, đặc biệt nếu các liên minh này cạnh tranh lẫn nhau. Trên thực tế — de facto — sẽ xuất hiện tình hình khi mà cơ cấu khu vực giành vai trò chính, phân định quy tắc ứng xử trên thị trường, còn vai trò của WTO bị giảm sút hạ xuống vị trí thứ yếu", — chuyên viên Valery Mironov phân tích —. Hoàn toàn có thể phát sinh diễn biến tới viễn cảnh là trong sức nóng của cuộc tranh đua giành vị trí thủ lĩnh, các liên minh thương mại khu vực sớm hay muộn cũng sẽ "chôn vùi" WTO.

Chuyên viên từ Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, ông Sergey Afontsev tin rằng TPP được tạo ra trên cơ sở các quy định của WTO và hoàn toàn phù hợp với chế độ của tổ chức toàn cầu này. Về nguyên tắc, không hiện hữu và không thể có  bất kỳ mâu thuẫn nào do sự tồn tại của tổ chức thương mại toàn cầu và khu vực. Ngoài ra,  thỏa thuận  về đối tác chỉ bao hàm mối quan hệ kinh tế giữa các nước ký kết và không áp dụng cho mối quan hệ của họ với những nước thứ ba. Vì thế  không cần lo ngại sẽ có tác động tiêu cực nào  đó đến sự hợp tác của Nga, Liên minh kinh tế Á-Âu, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải với các nước trong TPP. Theo quan điểm của nhà khoa học Sergey Afontsev, thí dụ điển hình nhất ở đây là Việt Nam. Sự tham gia của Việt Nam vào TPP chắc chắn sẽ  không ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác của Hà Nội với EAEC — chỉ đơn giản là vì không hề có mâu thuẫn đối nghịch.

Nga và Trung Quốc là hai quốc gia lớn nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không tham gia TPP. Ông Sergey Afontsev nhận xét: "Đương nhiên là khi hình thành  dự án về TPP, mà ở nhiều khía cạnh bao hàm ý định kiềm chế Trung Quốc, Hoa Kỳ không chừa ra cơ hội nào để Bắc Kinh phô trương sự nổi bật tại khu vực này. Trung Quốc có hai con đường. Một là cố gắng liên kết vào TPP, nhưng đây là việc hoàn toàn chẳng dễ dàng, bởi trong mọi trường hợp đều phải  thông qua sự  chấp nhận hay không của Nhà Trắng. Con đường thứ hai là tiếp tục kiến thiết liên minh kinh tế riêng của mình trong khu vực. Chính sách mà Trung Quốc  theo đuổi trong thời gian gần đây tạo cơ sở để phỏng đoán rằng Bắc Kinh có thể đi theo cả hai hướng", — GS Afontsev dự báo. Trước Nga cũng là lựa chọn y như vậy và tổ hợp các giải pháp tiềm năng tương tự.

Về nguyên tắc, chuyên viên Valery Mironov không tin vào khả năng là Nga và Trung Quốc tới khi nào đó sẽ tham gia vào TPP. Ông Mironov cho rằng giải pháp đúng đắn duy nhất cho cả hai nước Nga-Trung là phải cùng nhau củng cố vị thế của mình, dựa vào sự hỗ trợ của các đối tác kinh tế khác trong BRICS, EAEC, SCO,  dự án "Con đường Tơ lụa mới". Khi đó,  thực sự sẽ tạo ra cơ cấu đối tác kinh tế đối trọng khác, có khả năng cạnh tranh thành công với TPP. Mà cuộc cạnh tranh kinh tế trung thực, không bị nhuộm màu chính trị, sẽ có thể cấp xung lực thực sự thúc đẩy phát triển toàn bộ khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала