Tập kỷ yếu năm trăm trang về Việt Nam và quan hệ Nga-Việt

© Sputnik / Alexei SyunnerbergTập kỷ yếu năm trăm trang về Việt Nam và quan hệ Nga-Việt
Tập kỷ yếu năm trăm trang về Việt Nam và quan hệ Nga-Việt - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thư viện ngành Việt Nam học vừa được bổ sung thêm một cuốn sách mới.

Tại Moskva, kỷ yếu "Nghiên cứu Việt Nam" mới vừa được xuất bản. Sách bao gồm các tài liệu nghiên cứu của các tác giả người Nga và Việt Nam tham gia hội nghị "Lợi ích quốc gia và truyền thống Việt Nam" hồi năm ngoái. Sáu năm qua, các hội nghị về Việt Nam như vậy được tổ chức tại Học viện Viễn Đông, Moskva. Và nếu chuyên khảo đầu tiên chỉ 350-400 trang, tập báo cáo hiện tại lên đến 500 trang.

Trong tập kỷ yếu này có hai mươi chín bài viết. Các nhà khoa học Việt là tác giả của chín bài. Họ viết về chính sách đối ngoại của ban lãnh đạo Việt Nam, vấn đề thương mại và hợp tác kinh tế Việt-Nga, Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Rạp chiếu phim - Sputnik Việt Nam
"Mosfilm" sẵn sàng hỗ trợ các nhà làm phim Việt Nam

Tác phẩm của các nhà khoa học Nga phản ánh những chủ đề rộng rãi. Họ phân tích các khía cạnh khác nhau của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam và những tác động tiêu cực đang làm thay đổi khí hậu Việt Nam. Bài viết của Elena Nikulina, chuyên gia kỳ cựu của ban tiếng Việt đài phát thanh Nga thể hiện toàn cảnh về sự hình thành và phát triển các mối quan hệ văn hóa Nga-Việt. Độc gỉa có thể làm quen với các bài viết của bà trên website của đài Sputnik.

Các công trình nghiên cứu Việt Nam học của các nhà khoa học Nga không giới hạn bởi giai đoạn hiện tại. Độc giả của kỷ yếu có thể biết được rất nhiều về tổ tiên huyền thoại của Việt Nam, về việc cấp đất ở nước Đại Việt trời Trần, về sự nghiệp quân sự và chính trị của Lê Văn Duyệt, về các hoạt động từ thiện của nhóm "Tự lực văn đoàn."

Người thường xuyên tham gia trong các chương trình phát thanh của chúng tôi, nhà sử học Moskva Anatoly Sokolov trình bày một bài viết của ông về những khía cạnh ít được biết đến trong đời sống và công việc của Hồ Chí Minh ở Moskva vào thập niên ba mươi của thế kỷ trước. Và những người hâm mộ Esperanto ở Nga cũng như ở Việt Nam sẽ rất thú vị biết rằng những người tích cực ủng hộ quốc tế ngữ chính là thân phụ của Gherman Titov, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Xô, ngày nay là Hội hữu nghị Nga-Việt, và ông Nguyễn Văn Kính, đại sứ Việt Nam thứ hai ở Moskva.

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала