Trung Quốc và Việt Nam ưa chủ nghĩa thực dụng trong kinh tế hơn những tranh chấp chính trị

© AP Photo / Luong Thai LinhTập Cận Bình và Phạm Bình Minh
Tập Cận Bình và Phạm Bình Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chủ nghĩa thực dụng trong kinh tế đã thắng những tranh chấp lãnh thổ căng thẳng ở Biển Đông.

Đây là kết quả chính chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam. Chuyến thăm cấp cao đã kết thúc vào ngày 6 tháng 11. Bắc Kinh và Hà Nội nhất trí kết hợp cùng có lợi giữa chiến lược mở Con đường tơ lụa và sự phát triển các khu vực đông bắc Việt Nam. Điều này đã không bị ngáng trở bởi những làn sóng bài Trung bùng lên hồi năm ngoái do đối đầu gay gắt về chủ quyền hải đảo và thềm lục địa giàu khoáng sản ngoài khơi Biển Đông.

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc trong vòng mười năm qua, một tín hiệu rõ chứng tỏ các bên muốn lật trang ảm đảm các sự kiện năm ngoái.

Đảo trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam thỏa thuận duy trì hòa bình ở Biển Đông

Suốt một thập kỷ qua, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại của hai nước vào năm ngoái vượt 58 tỷ USD. Trung Quốc là một trong mười nhà đầu tư hàng đầu của nền kinh tế nước láng giềng, thực hiện tại Việt Nam hơn một nghìn dự án với vốn đầu tư gần 8 tỷ USD. Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc và Việt Nam đã thỏa thuận tạo lập hai hành lang kinh tế, cho phép hai đơn vị hành chính Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc tiếp cận vịnh Bắc Bộ thông qua Việt Nam.

Về các vấn đề Biển Đông, hai bên quy ước sẽ giải quyết thỏa đáng trên cơ sở các hiệp định hiện có. Trong diễn đạt này không tồn tại yêu sách giải quyết vấn đề trong tương lai gần, nhưng xác định rõ xu hướng không đẩy tranh chấp thêm trầm trọng, không biến mâu thuẫn thành xung đột quân sự công khai. Và quan trọng nhất là không can thiệp vào các lợi ích thương mại, các dự án hợp tác kinh tế và hạ tầng.

Hoa Kỳ là phía tích cực can thiệp vào các bất động giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông. Việc Washington tìm cách lôi kéo Hà Nội vào liên minh chống Trung Quốc cùng với một số nước ASEAN đổi lấy vũ khí, đã trở thành một nhân tố khiêu khích đối với Bắc Kinh. Trong các tài liệu đàm phán chính thức giữa ông Tập Cận Bình và giới lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, vấn đề quan hệ tam giác Trung Quốc-Việt Nam-Hoa Kỳ đã không được đề cập. Nhưng rõ ràng, điều này không thể không được các bên lưu ý. Lúc này, không chỉ riêng Việt Nam mà cả Philippines, Myanmar, Ấn Độ và Nhật Bản cũng được khai thác tích cực trong trò chơi chiến lược Mỹ nhằm chống Trung Quốc.

Học giả Thẩm Thế Thuận, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu Nam Thái Bình Dương thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc đã bình luận phương diện này của chuyến thăm:

"Mục tiêu sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Việt Nam là phá hoại mối quan hệ Trung-Việt, chôn vùi sự ổn định khu vực, đồng thời phô trương sức mạnh quân sự và sự hiện diện quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào gốc rễ của vấn đề, mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam phù hợp với lợi ích của cả hai quốc gia và dân tộc. Chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình chứng tỏ sự phát triển tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam là xu hướng chính của quan hệ quốc tế. Việc xây dựng quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đem lại lợi ích, nhưng mục tiêu ở đây sử dụng Việt Nam làm đối trọng với Trung Quốc khó có thể đạt được, mà chính Hoa Kỳ có thể được Việt Nam sử dụng cho các mục đích của mình."

Tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng, chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình mang ý nghĩa rất quan trọng, diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc, không ngừng thúc đẩy sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hai bên sẽ cùng mở rộng hợp tác có lợi, giám sát hiệu quả và giải quyết các bất đồng.

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала