Không thể xảy ra tai nạn kiểu Fukushima ở nhà máy điện hạt nhân tiên tiến

© AP Photo / Tom CurleyNhà máy điện nguyên tử Fukushima-1
Nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các nhà khoa học Nga phát triển các công nghệ nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn các thảm hoạ như tại nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản.

Các đại biểu tham gia Triển lãm và Hội thảo quốc tế «Atom Eco-2015" vừa bế mạc ở Matxcơva đều cho rằng, tại các nhà máy điện hạt nhân tiên tiến không thể xảy ra một tai nạn kiểu Fukushima.

Công nghệ xử lý mới sẽ giải quyết vấn đề chất thải có hoạt độ phóng xạ cao - Sputnik Việt Nam
Công nghệ xử lý mới sẽ giải quyết vấn đề chất thải có hoạt độ phóng xạ cao
Trong lịch sử ngành điện hạt nhân thế giới đã xảy ra ba tai nạn nghiêm trọng. Đó là tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island (TMI) ở bang Pennsylvania (Mỹ) vào năm 1979, tai nạn Chernobyl vào năm 1986 trên lãnh thổ Liên Xô cũ và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản vào năm 2011. Sau vụ tai nạn tại nhà máy Fukushima, nước Đức đã thông qua quyết định từ bỏ điện hạt nhân. Và Nhật Bản đã dừng hoàn toàn việc sản xuất điện hạt nhân trong hai năm. Tai nạn Fukushima buộc IAEA phải xem xét lại tiêu chuẩn hiện hành trong lĩnh vực an toàn hạt nhân. Trong một cuộc phỏng vấn với đài "Sputnik" tại cuộc triểm lãm “AtomEco”, chuyên gia Nikolai Prokhorov từ Viện Nghiên cứu Thiết kế Công nghệ Hóa học "Atomproekt" có trụ sở tại St. Petersburg, nói về các phương pháp phòng chống tai nạn ngay ở giai đoạn thiết kế: "Sau vụ tai nạn tại nhà máy Fukushima, các nước trên thế giới đã áp dụng những biện pháp an toàn bổ sung. Cụ thể, trong quá trình xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới bố trí hệ thống cảnh báo sớm về tình huống bất thường. Điều quan trọng nhất là sau tai nạn Fukushima trong bản thiết kế nhà máy hạt nhân đã xuất hiện cái gọi là bẫy Corium hay “Core Catcher" thiết bị để giữ nhiên liệu hạt nhân bị tan chảy. Tại nhà máy Fukushima đã xảy ra những gì? Nhiên liệu hạt nhân bị tan chảy vì không được làm nguội kịp thời. Trong những tình huống tương tự phải có “bẫy Corium” dưới lò phản ứng để không cho chất phóng xạ rò rỉ ra môi trường. Tại các nhà máy tiên tiến đang được thiết kế không thể xảy ra tai nạn kiểu Fukushima. Nhà mạy điện hạt nhân Fukushima là một trạm kiểu cũ, ở đó không có những hệ thống như vậy. Lò phản ứng số 1 của nhà máy điện Fukushima đã được xây dựng theo bản thiết kế của Mỹ vào năm 1971. Còn các nhà máy điện hạt nhân hiện đại được thiết kế và xây dựng hiện nay, có độ an toàn cao hơn nhiều”.

Các nhà khoa học Nga đã phát minh ra thiết bị "giữ lõi lò" (core catcher) ngay sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.  Nhưng, sau đó các công việc chế tạo bẫy Corium đã bị đình chỉ, và chỉ nối lại vào cuối những năm 90. Khi đó, cả Pháp cũng bắt đầu nghiên cứu và thiết kế thiết bị tương tư. Các chuyên gia Nga đã làm ra phiên bản đầu tiên của bẫy Corium cho nhà máy điện hạt nhân "Tianwan" ở Trung Quốc và nhà máy điện hạt nhân "Kudankulam" ở Ấn Độ. Lò phản ứng thứ nhất và thứ hai tại nhà mạy điện Trung Quốc đã được đưa vào hoạt động. Sau vụ tai nạn tại nhà máy "Fukushima", việc bố trí bẫy Corium là yêu cầu kỹ thuật cho mỗi bản thiết kế nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала