Thổ Nhĩ Kỳ nói với Trung Quốc bằng giọng Mỹ

© Ảnh : Jian KangHệ thống tên lửa phòng không tầm xa Hồng Kỳ-9
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Hồng Kỳ-9 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua quyết định chính trị không mua các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Trung Quốc.

Quyết định này đã được thông qua dưới áp lực mạnh mẽ từ Hoa Kỳ. Các chuyên gia Nga nói lên ý kiến này trong cuộc đàm đạo với phóng viên đài "Sputnik" khi bình luận về tuyên bố của Ankara hủy đấu thầu quốc tế về cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa. Trong năm 2013, công ty Trung Quốc Precision Machinery Import and Export Corp (CPMIEC) đã giành phần thắng trong cuộc đấu thầu này. Các chuyên gia cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ hầu như không có khả năng khởi động dự án riêng của mình để tạo ra các hệ thống phòng thủ tên lửa mà Ankara đã giới thiệu sau khi công bố quyết định hủy đấu thầu quốc tế.

Ankara tuyên bố rằng, nguyên nhân của việc hủy bỏ hồ sơ dự thầu là cuộc đàm phán kéo dài mãi về những điều kiện cụ thể với Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý rằng, Bắc Kinh không đáp ứng yêu cầu của Ankara chuyển giao các công nghệ sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa. Trong khi đó, ngay từ tháng Hai năm nay, ông Ismet Yilmaz,  khi đó giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, đã cho biết rằng, trong cuộc đấu thầu này hồ sơ của công ty Trung Quốc vẫn là có lợi nhất. Đặc biệt  là, các đối thủ cạnh tranh của CPMIEC là tập đoàn Ý-Pháp Eurosam và tập đoàn Raytheon / Lockheed Martin (nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Mỹ) không có ý định chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ bất kỳ công nghệ.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về kết quả cuộc đấu thầu đã bị hoãn năm lần do thực tế rằng, hai bên có những vấn đề chưa được giải quyết về nội dung chuyển giao công nghệ. Đồng thời, trong thời gian này, Mỹ và các đồng minh của họ trong NATO đã gây áp lực với Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng Ankara buộc phải thông qua quyết định này dưới sức ép của Washington.  Chuyên viên Konstantin Sivkov, Phó Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị của Nga, cho biết:

 "Nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua công nghệ củaTrung Quốc, thì có nghĩa là làm suy giảm vị thế của nước Mỹ trong khu vực Thổ Nhĩ Kỳ, nói chính xác hơn, trên sườn phía Nam của NATO. Hoa Kỳ không thể chấp nhận điều đó. Hơn nữa, nếu Thổ Nhĩ Kỳ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình dựa trên các công nghệ của Trung Quốc, thì Ankara sẽ không còn cần đến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Và Hoa Kỳ kiên quyết không để điều đó xảy ra".

Mặt khác, Trung Quốc không thể bán cho Thổ Nhĩ Kỳ tất cả các công nghệ tên lửa. Luôn có nhiều công nghệ không được chuyển giao cho bên khác. Và trong trường hợp này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc cung cấp rất nhiều bộ phận phụ tùng. Có nghĩa là phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng. Đối với Mỹ đó là cú đánh chí tử.

Trong khi đó, khi hủy hợp đồng với Trung Quốc, Ankara không có đủ sức để thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa riêng. Chuyên gia quân sự Vladimir Evseev nói:

 "Tôi không tin vào khả năng của Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa. Nói chung, Ankara không có đủ khả năng để phát triển tên lửa đạn đạo, cũng như để tạo ra các loại hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, trước hết các tên lửa tầm trung. Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đang phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa 500 km. Nói chung, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ. Và những cố gắng của Ankara thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ bằng cách mua vũ khí từ Trung Quốc, có thể được giải thích bởi ý muốn của Thổ Nhĩ Kỳ có được một hệ thống của Mỹ với điều kiện thuận lợi hơn. Chắc là, Ankara sử dụng điều đó làm lợi thế để mặc cả, vì Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO. Vì vậy, kết quả của cuộc đấu thầu là dễ dự đoán, và lại một lần nữa cho thấy rằng, Thổ Nhĩ Kỳ không đủ độc lập để thông qua quyết định chính trị về việc mua sắm vũ khí.

Điều đó dẫn đến thực tế rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối xích gần Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала