Mâu thuẫn Trung Đông giữa Nga và Hoa Kỳ: Thắng lợi và những vấn đề

© Fotolia / viperagpQuốc kỳ Nga và Hoa Kỳ
Quốc kỳ Nga và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dù bây giờ cuộc đàm phán về giải quyết khủng hoảng Syria thể hiện sự khởi sắc hay tiến bộ nhất định, Hoa Kỳ vẫn cố níu kéo tình hình ở đây trở lui, - đó là nhận xét của ông Rostislav Ishenko, Chủ tịch Trung tâm Phân tích và Dự báo Hệ thống ở Nga.

Ông lưu ý rằng trong những ngày gần đây có nhiều thông tin tích cực từ phía mặt trận Syria, cả về quân sự, chính trị và ngoại giao. Thoạt nhìn thì có vẻ những mục tiêu chính của Matxcơva đã đạt được, chỉ còn tiến hành qui trình thủ tục pháp lý quốc tế cần thiết để hợp thức hóa thực tế chính trị mới. "Tuy nhiên, tôi sẽ chẳng vội  ăn mừng chiến thắng", — chuyên gia phân tích cho biết.

Trong các giai đoạn khác nhau của nhiệm kỳ Tổng thống, ông Obama đã có những thành công ở mức độ khác nhau chống lại phái "diều hâu" Washington. Nhưng tôi không nghĩ rằng ông ta sẽ đủ sức giữ chủ kiến của mình lâu dài. Barack Obama là Tổng thống sắp hết thời, là dạng "vịt què"; cuộc chạy đua của các ứng viên tranh chức Tổng thống vào năm 2016 đã khởi đầu, và tất cả đều chỉ trích chính sách của Obama. Vì vậy, rất nghi ngờ là ông ta có thể tiến hành các quyết sách đối ngoại, yêu cầu Washington phải có nhượng bộ đáng kể và sẽ bị các chính trị gia cũng như  xã hội Mỹ xem như là thất bại địa chính trị to lớn trong lịch sử Hoa Kỳ. Để phù hợphoàn toàn với truyền thống Mỹ, đòi hỏi Obama phải chuyển việc giải pháp khắc phục khủng hoảng cho vị Tổng thống kế tiếp.

Máy bay Tu-22M3 Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga sau cuộc không kích cơ sở của IS tại Syria - Sputnik Việt Nam
Các máy bay Tu-160 và Tu-95MS xuất trận lần đầu trên bầu trời Syria

Bối cảnh hình thành hôm nay ở khu vực Đại Trung Đông đang tăng cường mạnh vị thế của Nga ở Syria và Ai Cập, cũng như vị thế của Iran tại Iraq và Yemen. Mà nếu Hoa Kỳ đi đến nhượng bộ rõ ràng ở Syria, sẽ dẫn đến gia tăng sự kiểm soát của Nga và Iran (cùng với các đồng minh) trên những lộ trình cơ bản cung cấp năng lượng từ các nước vùng Vịnh.

Dưới sự yểm trợ của Nga (triển khai hệ thống phòng không ở Syria và hồi sinh phi đoàn Địa Trung Hải), Ai Cập kiểm soát một cách vững chắc kênh đào Suez, còn  Syria  sẽ là con đường tiềm năng lắp đặt ống dẫn tới vùng bờ Địa Trung Hải. Bất cứ thời điểm nào Iran cũng đủ sức chặn tuyến vận chuyển trong eo biển Hormuz, còn từ lãnh thổ Yemen sẽ nhận cơ hội tương tự ở eo biển Bab el-Mandeb. Ngoài ra, đường bộ rộng lớn duy nhất của các quốc gia đồng minh từ ​​Bắc Băng Dương đến biển Ả Rập và từ Baluchistan đến sa mạc Libya hoàn toàn khép kín khả năng phi kiểm soát với vận chuyển quá cảnh dầu mỏ và khí đốt từ Trung Á (đến châu Âu, cũng như đến các vùng biển ấm).

Trong khi đó, từ những năm 50 của thế kỷ XX, Đế quốc Anh và sau đó Hoa Kỳ thay thế, đã nhìn thấy sự đảm bảo vị thế thủ lĩnh của họ chính trong việc kiểm soát các  điểm khai thác và hành trình cung cấp nguyên liệu năng lượng thu nhận được ở Trung Đông (mà căn bản là ở các nước vùng Vịnh).

Đáng ra có thể phải từ bỏ chiến lược kiểm soát quân sự với các điểm then chốt trong vấn đề này, nhưng lại không có chiến lược nào khác. Động thái từ chối của Hoa Kỳ khỏi cuộc chiến đấu ở Syria sẽ dẫn đến thực tế rằng các đồng minh của người Mỹ ở Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE, vốn đã bắt đầu suy tính đến chuyện tìm người bảo trợ mới, sẽ lập tức giã biệt bá chủ cũ.

Tuần dương hạm Moskva - Sputnik Việt Nam
Tuần dương hạm "Moskva" từ biển Địa Trung Hải bảo vệ căn cứ không quân ở Syria

Nhà khoa học chính trị Nga viết tiếp: Vì vậy, tôi tin chắc, dù bây giờ cuộc đàm phán về giải quyết khủng hoảng Syria thể hiện sự khởi sắc hay tiến bộ nhất định, Hoa Kỳ vẫn cố níu kéo tình hình ở đây trở lui. Và không quan trọng là ông Obama muốn gì, mà là những gì ông ta không muốn — ông ta sẽ không giải quyết vấn đề, mà là các diều hâu Mỹ.  Cả dưới góc độ quan điểm về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cả dưới góc độ lợi ích chính trị và kinh tế nội bộ, phái diều hâu đều không thể nhượng bộ. Đối với họ nhân nhượng  đồng nghĩa với sự tiêu vong chính trị và tiêu vong luôn cả cái thế giới độc nhất mà họ có thể chấp nhận.

 Vì thế, khi những chiến thắng chúng ta đạt được càng to lớn, càng có cơ sở nhiều hơn chờ đợi những đáp trả cứng rắn — có thể là cố gắng đáp trả cuối cùng (và do đó càng đặc biệt tuyệt vọng) của giới thượng lưu chính trị-quân sự cầm quyền ở Hoa Kỳ để mong tránh cho bản thân thảm họa thất bại địa chính trị.

Kẻ thù không ngủ gật, thậm chí cả khi thương lượng cùng ta, — chuyên viên chính trị học Nga kết luận.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала