Liệu Nga có tham gia TPP theo lời mời của Nhật Bản?

© AFP 2023 / Saul LoebTPP
TPP - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Yasuhisa Kawamura tuyên bố nếu phía Nga muốn tham gia Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì lúc này đang có những cơ hội để khởi động đàm phán.

Trước đấy, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đưa ra đề xuất tương tự mời Nga và Trung Quốc gia nhập TPP.

Những sáng kiến ​​này không khỏi thu hút mối quan tâm của giới chuyên gia, bởi chính phủ Mỹ đã không hề giấu diếm mục đích ban đầu của TPP là đối đầu sức mạnh thương mại ngày càng tăng của Trung Quốc và kiềm chế ảnh hưởng kinh tế của các nước BRICS, gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi.

Điều này liệu có nghĩa đối với Washington, luận đề chiến lược của TPP đã mất đi tính thời sự? Thực tế, tất cả phức tạp hơn nhiều, — học  giả Vitaly Shvydkoi, chuyên gia Viện Kinh tế Thế giới, chủ nhiệm bộ phận kinh tế và chính trị Nhật Bản nêu nhận xét:

"Mục đích của TPP không hẳn chỉ là hạn chế các quyền lực chính trị mà nhằm ràng buộc những nguyên tắc thương mại và đầu tư được Washington xem như duy nhất đúng đắn và có lợi, trước hết là cho bản thân và các nước đối tác. Đối với Hoa Kỳ, thỏa thuận TPP là một thành công lớn. Giờ đây, người Mỹ thản nhiên mời gọi thành viên mới, vì Trung Quốc và Nga đều không còn cơ hội tham gia quá trình đàm phán khởi đầu, không thể ảnh hưởng tới "luật chơi" của TPP. Họ chỉ có cách chấp nhận những nguyên tắc mà chủ yếu do Mỹ đặt ra. Dù Trung Quốc và Nga có nhận lời mời thì quá trình gia nhập TPP của họ sẽ mất rất nhiều năm."

Thực tế Washington không để các quốc gia như Trung Quốc vạch ra nguyên tắc kinh tế toàn cầu vì đó chỉ có thể là quyền của Hoa Kỳ đã được Tổng thống Obama công khai tuyên bố ngay sau hôm hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình dương được thông qua. Từ đây cần hiểu rằng, việc tham gia TPP không bao hàm quyền bình đẳng của tất cả các thành viên, — ông Vitaly Shvydkoi tiếp tục nhân xét:

"Quyền thành viên TPP chủ yếu mang lại lợi ích cho những ai đã nắm những ưu thế cạnh tranh mạnh trong các thị trường này. Có nghĩa, TPP trước hết là sự bảo trợ cho các đối thủ mạnh như Hoa Kỳ và các nước phát triển khác. Bản thân Trung Quốc lúc này đang muốn củng cố vị thế, vì vậy họ khó thể quan tâm đến "luật chơi" của TPP. Tất nhiên, các nước yếu hơn đã gia nhập TPP cũng có lợi thế riêng: sự tiếp cận dễ dàng hơn thị trường Mỹ, cơ hội thực sự để mở rộng xuất khẩu. Về phần Nga, những vấn đề này hiện không phải là quá cấp thiết, bởi định hướng chính của Nga là xuất khẩu nhiên liệu. Nói cách khác, lúc này hầu như không có yếu tố lớn nào thu hút Nga vào TPP, vì hiệp định không đề cập tới dầu mỏ và khí đốt."

Có thêm một lý do khác làm Nga và Trung Quốc chưa sẵn sàng đáp lại cụ thể lời mời tham gia TPP, đó là những rủi ro mà các nguyên tắc TPP có thể tạo ra cho các đối tác thương mại quốc tế khác. Chẳng hạn, bởi vậy Bắc Kinh nỗ lực làm việc tích cực hơn trên các thị trường Trung Á và tiếp cận châu Âu, như khái niệm Con đường tơ lụa đi qua lãnh thổ Nga. Hoạt động đầu tư vào Con đường tơ lụa sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng trên các vùng lãnh thổ của Nga. Đây là một mục tiêu hoàn toàn phù hợp với lợi ích của cả hai nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала