Khủng bố chiêu mộ thanh thiếu niên như thế nào

© AP Photo / Militant websiteNhà nước Hồi giáo
Nhà nước Hồi giáo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Loạt những vụ khủng bố gần đây trên khoang chiếc máy bay Nga A321 và ở Paris cũng như các cuộc tấn công khủng bố tại Lebanon và Mali giết hại hàng trăm người đã khiến cộng đồng thế giới bị choáng sốc và là nguyên cớ gia tăng mạnh sự bất an.

Bởi dường như ai cũng có thể là đích ngắm của bọn khủng bố. Nhiều nước ban hành tình trạng khẩn cấp, đặc nhiệm và cơ quan an ninh bận tâm ráo riết truy lùng đối tượng đồng lõa khủng bố và sào huyệt của chúng.

Nhật Bản mới đây tuyên bố sẽ đẩy nhanh việc thành lập đơn vị tình báo đặc biệt để đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố trong bối cảnh những cuộc tấn công ở Paris. Đang chờ đợi rằng đơn vị này sẽ xuất hiện vào tháng Hai 2016. Thực ra quyết định về thành lập nhóm đặc chủng như vậy đã được chính quyền Nhật Bản thông qua từ đầu năm 2015, sau khi xảy ra sự kiện các chiến binh khủng bố của "Nhà nước Hồi giáo" hành hình hai con tin người Nhật.

Vậy bản chất của chủ nghĩa khủng bố là thế nào, điều gì thúc đẩy khiến trong hàng ngũ khủng bố đang có phần lớn là những người trẻ tuổi? Phóng viên đài "Sputnik" đã nêu câu hỏi này với  chuyên viên Sergei Enikolopov lãnh đạo Ban Tâm lý Y khoa của Trung tâm nghiên cứu sức khỏe tâm thần thuộc Viện Hàn lâm Y học LB Nga. Sau đây là phân tích của nhà khoa học:

Các máy bay ném bom mang tên lửa Tu-22 của Không quân Nga trong chiến dịch không kích các mục tiêu IS ở Syria - Sputnik Việt Nam
Không quân Nga đã tấn công 472 mục tiêu khủng bố ở Syria vào cuối tuần qua

"Thoạt kỳ thủy điều này xuất phát từ thực tế là con người cảm thấy sự bất công nào đó. Dù là tưởng tượng hay hiện thực thì người ấy cũng phải qua trải nghiệm dằn vặt khá nặng nề. Cảnh bất công này có thể bao hàm ẩn ý xã hội, tôn giáo hay dân tộc. Và nếu nói như trong chuyên môn phân tích tâm lý, trên phương diện xã hội và tôn giáo, từ cảm nhận bất công nảy sinh khao khát báo thù cho cộng đồng tổ phụ, còn  trên phương diện dân tộc-quốc gia sẽ có mơ ước trả thù cho ông cha từng chịu hạ nhục và phục hồi phẩm giá xứng đáng mà họ từng có khi nào đó. Xuất hiện một dạng anh hùng hóa hay lãng mạn hóa vai trò của "dũng sĩ đấu tranh chống bất công", chính là tâm thế tự tôn vinh quang trong bản thân những kẻ khủng bố. Qua hơn 200 năm chủ nghĩa khủng bố luôn hoạt động cùng theo một sơ đồ trên. Có thay đổi chăng chỉ là những khía cạnh cụ thể tại những khu vực khác nhau theo những cách khác nhau. Ở các nước Ả Rập, khía cạnh tôn giáo chiếm ưu thế cùng với màu sắc dân tộc. Trên thực tế, đó có thể là bất mãn xã hội, nhưng bọn khủng bố thường khéo kích động dưới các khẩu hiệu tín ngưỡng. Nếu nói về những kẻ đã thực hiện loạt vụ tấn công khủng bố vừa qua tại Paris, thì đây là dân nhập cư thế hệ thứ hai hoặc thứ ba. Theo quy luật, thế hệ di dân đầu tiên có xu hướng bằng cách nào đó cố gắng thích ứng hòa nhập: bởi họ chạy tới đây để tránh một cuộc sống khủng khiếp. Còn những người thuộc thế hệ thứ hai, mà nhiều hơn là thế hệ thứ ba, thì quay ra phủ nhận những chuẩn mực mà xã hội Pháp đề xuất với họ. Ở đây nói về những người không thể hoặc không muốn hòa nhập-đồng hóa và phấn đấu đạt thành tích nào đó theo chuẩn mực chung của cộng đồng xã hội nơi họ định cư. Đương nhiên, không phải tất cả số này đều chuyển sang con đường khủng bố. Khoa học đã  rõ về hiện tượng sự tồn tại chân không, tức là cảm giác trống rỗng trong tâm thức. Cảm giác này không hiếm khi bao trùm những người trẻ,  từ chối thiết lập tuân thủ  nề nếp chung nhưng lại không thể đề ra hay tìm thấy bất cứ cái gì mới mẻ ngoại trừ cách phá hoại hủy diệt cái cũ. Và thế là xuất hiện những người mời chào họ một con đường khác, nói với họ về ý tưởng khác, khơi dậy  cảm giác mới về cuộc sống khác đầy ý nghĩa… Bằng cách đó, khủng bố khá dễ dàng tuyển dụng những người trẻ… Xin nhắc, hồi những năm đầu thế kỷ 20, hiện tượng như vậy đã ghi nhận cả ở Nga. Tâm trạng bất mãn xã hội gay gắt đã sinh ra một thế hệ những người trẻ tuổi thụ động nhưng lại sẵn sàng "đập tan thế giới cũ".

Giữa những năm 1990, Nhật Bản đã phải nếm trải chủ nghĩa khủng bố ngay  trong lòng nước mình, khi các đệ tử của tân giáo phái Aum Shinrikyo  tổ chức cuộc tấn công khủng bố bằng cách sử dụng chất độc hóa học sarin. Đó là một cú sốc cho toàn xã hội. Bây giờ Tokyo dành quan tâm đặc biệt cho vấn đề này, còn thêm bởi lý do nữa là kế hoạch tiến hành những sự kiện quốc tế lớn tại Nhật Bản — như  hội nghị thượng đỉnh G7 vào năm 2016, Giải vô địch thế giới World Cup bóng bầu dục vào năm 2019 và Thế vận hội  Olympic và Paralympic mùa hè vào năm 2020.

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала