Bắc Kinh ủng hộ sáng kiến ​​của Tổng thống Putin về quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhPhát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Thông điệp thường niên gửi Quốc hội Liên bang
Phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Thông điệp thường niên gửi Quốc hội Liên bang - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nga đưa ra sáng kiến thành lập quan hệ đối tác mới trong không gian kinh tế Á-Âu.

Trong Thông điệp thường niên đọc trước Quốc hội Liên bang, Tổng thống Vladimir Putin đề nghị xem xét việc lập ra quan hệ đối tác kinh tế quy mô lớn giữa các quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC), SCO và ASEAN, kể cả Ấn Độ và Pakistan, các nước sẽ trở thành thành viên của SCO trong tương lai gần

Các chuyên gia trả lời phỏng vấn đài "Sputnik" cho rằng sáng kiến ​​của ông Putin có thể được coi là câu trả lời dành cho dự thảo TPP. Xin nói thêm là ý tưởng TPP được xây dựng trên mô hình của nền kinh tế Mỹ. Tại đó nhà kinh doanh tư nhân là cầu thủ hàng đầu, còn nhà nước luôn luôn trong trạng thái phụ thuộc nào đó. Nhiều nước châu Á đang trong quá trình nâng cao vai trò rất quan trọng của nhà nước. Do đó quan hệ đối tác EAEC, SCO, ASEAN sẽ hỗ trợ vai trò hiện đại hoá nhà nước. Bản thân sự hợp tác của các tổ chức này cũng có thể phục vụ như là phương tiện hiện đại hóa.

Theo chuyên gia MGIMO Victor Sumski, điều này trước hết chủ yếu liên quan đến các nước ASEAN:


"ASEAN hiện đang ở ngã rẽ, xét theo nhiều phương diện. Quá trình hình thành quan hệ đối tác kinh tế khu vực toàn diện ASEAN tụt hậu so với tốc độ kinh tế Mỹ. Và chỉ riêng từ quan điểm này, đề xuất của ông Putin đã thu hút sự chú ý. Đặc biệt, nếu xem xét rằng giữa ASEAN và SCO đã có quan hệ đối tác, cũng như đã có những mối quan hệ giữa Nga (cốt lõi của EAEC) và ASEAN. Nói cách khác, ASEAN chắc chắn quan tâm dự án này. Ở đây đang nói về sự hội nhập rộng lớn trong cơ sở hạ tầng, truyền thông, kinh tế của khu vực Á-Âu. Có một thực tế là một số kế hoạch của ASEAN trùng hợp với các ý định của Nga và Trung Quốc nhằm thúc đẩy hội nhập Á-Âu. Ngoài ra, sắp tới Ấn Độ và Pakistan sẽ gia nhập SCO, Iran cũng đang trên đường tham gia. Sự kết hợp này tạo ra một cầu thủ mới mạnh mẽ, những điều kiện tiên quyết trước đó chưa hề tồn tại cho việc thảo luận, và trong tương lai là thực hiện dự án do tổng thống Vladimir Putin đề xuất".


Chuyên gia Học viện Ngoại giao Trung Quốc Ren Yuanchzhe cho rằng đối với Trung Quốc, dự án hợp tác kinh tế của ông Putin rất thú vị:


"Tất cả các nước của ba định dạng đa phương mà sáng kiến của tổng thống Putin động chạm tới vốn rất quan trọng đối với chính sách ngoại giao của Nga, đặc biệt là các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc, vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa hàng hải của thế kỷ 21 cùng với EAEC là cực kỳ quan trọng. Sáng kiến ​​mới của Nga cũng cung cấp cho Trung Quốc nhiều khả năng để tăng cường hợp tác trong khuôn khổ SCO. Tuy nhiên, trong bối cảnh bất đồng nghiêm trọng với phương Tây, Nga sẽ tiếp tục triển khai chiến lược của mình đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nga và các nước trong khu vực có lợi ích chung nhiều hơn là sự khác biệt. Ngoài ra, ba nền tảng đa phương đều quan tâm đến sự hợp tác với Trung Quốc, về vấn đề này, Trung Quốc chiếm một vị trí rất quan trọng trong chiến lược của Nga."


Do đó, Trung Quốc ủng hộ đề nghị của tổng thống Vladimir Putin về mô hình hội nhập Á-Âu. Điều này đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh công bố hôm thứ Sáu, ngày 04 tháng Mười hai.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала