“Chiến tranh giữa các vì sao” bắt đầu với việc các siêu cường phá hủy vệ tinh

© Ảnh : NASAHệ thống phục vụ cơ động "Canadarm2"
Hệ thống phục vụ cơ động Canadarm2 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những cuộc xung đột tương lai sẽ mở ra trong không gian vũ trụ, - theo quan điểm của Sarah Nepton tác giả bài báo đăng trên Daily Telegraph.

Những đối thủ gạo cội – các siêu cường — sẽ cố sức dìm nhau vào "công nghệ thời Trung cổ" là tìm mọi cách phá hủy vệ tinh thông tin liên lạc.

Cuộc sống của con người hiện đại phần nhiều phụ thuộc vào công nghệ vệ tinh, mà bây giờ các cường quốc có cơ hội để hạ những vệ tinh đó, như Trung Quốc từng phô trương trong năm 2013, khi  phá hủy vệ tinh trên quĩ đạo địa tĩnh, — Sarah Nepton viết trong bài báo dành cho Daily Telegraph.

“Ý tưởng về sử dụng không gian để mở ra những trận chiến trước đây thường được xem là chỉ có trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nhưng bây giờ đã thành hiện thực" – tác bài báo dẫn  lời  Brian Uiden từ Quỹ "Thế giới an toàn". Năm 1967, các nước đã ký Hiệp ước quốc tế cấm sử dụng vũ khí hạt nhân trong không gian, tuy nhiên giờ đây chẳng có gì ngăn cản họ triển khai các tên lửa thông thường.

Các chuyên viên quân sự và vũ trụ cảnh báo rằng tín hiệu khởi đầu cuộc xung đột quân sự lớn tiếp theo sẽ chính là động tác tiêu hủy vệ tinh của đối phương. Các nước sẽ cố gắng hủy diệt công nghệ của kẻ thù, và các vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh mà trước ngỡ là an toàn thì nay đã trở nên dễ bị tổn thương.

Sân bay vũ trụ “Vostochnyi” - Sputnik Việt Nam
Sân bay vũ trụ “Vostochnyi” bắt đầu hoạt động vào tháng Tư 2016
“Với thiệt hại của các bên về vệ tinh do thám, định vị và thông tin liên lạc, cuộc chiến trên Trái đất sẽ quay trở lại  thời  tiền kỹ thuật số. Mọi người sẽ giao tranh y như trong Thế chiến I hoặc Thế chiến II”, — chuyên viên Peter Singer từ Quỹ “New America” dự báo.

Cuộc chạy đua vũ trang không gian của các siêu cường – Hoa Kỳ và Liên Xô — bắt đầu hồi những năm 80, khi Ronald Reagan công bố khởi động chương trình “Sáng kiến ​​phòng thủ chiến lược”, được mệnh danh là "Chiến tranh giữa các vì sao”, trong đó dự trù đưa các phương tiện phòng thủ tên lửa lên không gian. Đáp lại, Nga và Trung Quốc cũng bắt đầu thử nghiệm các mẫu vũ khí chống vệ tinh. Ngoài ra, Trung Quốc và Nga cũng đang phát triển các hệ thống dẫn đường-định vị riêng của mình, vì bây giờ hiện buộc phải sử dụng hệ thống GPS của Mỹ, chắc hẳn sẽ khóa lối truy cập nếu xảy ra chiến tranh.

Theo quan điểm của chuyên viên Jeremy Greaves từ  Airbus Group (công ty chuyên sản xuất  vệ tinh quân sự), "vũ trụ đã biến thành mặt trận thứ tư" để tiến hành hoạt động chiến sự, sau đường không, mặt đất và ngầm dưới nước.

Cách đây chưa lâu, Hoa Kỳ đã đầu tư 10 tỷ USD cho việc đảm bảo an ninh không gian, thừa nhận quỹ đạo gần Trái đất là khu vực lãnh thổ tranh chấp và dễ bị tấn công từ mặt đất. “Họ đang thử nghiệm để xác minh rằng trong trường hợp có xung đột với chúng ta thì họ có thể phá hủy vệ tinh, dù điều đó gây hại cả cho Hoa Kỳ cũng như cho toàn hành tinh…Cần tìm hiểu phương cách bảo tồn vệ tinh. Và chúng ta đang làm việc cho hướng này”, — Daily Telegraph dẫn nhận xét của tướng Mỹ John Huyton.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала