Khi cánh bảo thủ trong ĐCS Việt Nam không thay đổi hướng đi của đất nước

© AP Photo / Na Son NguyenThủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư TW ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư TW ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thắng lợi của cánh “bảo thủ” tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ không dẫn đến sự thay đổi đường lối của đất nước trên chính trường quốc tế.

Đó là nhận định của quan sát viên chính trị nổi tiếng và giảng viên Đại học Tổng hợp, Tiến sĩ Nitipum Navaratna, trong cuộc đàm đạo với đại diện RIA Novosti.

Tại Đại hội lần này, nhân vật tái đắc cử chức vụ Tổng Bí thư BCH Trung ương với nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai là ông Nguyễn Phú Trọng, người mà nhiều nhà quan sát cho rằng là thủ lĩnh của cánh "bảo thủ" trong đảng cầm quyền, còn các "kiến trúc sư cải tổ" là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì ra khỏi thành phần BCH TƯ và Bộ Chính trị, có nghĩa là các ông cũng sẽ rời chức vụ lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ. 

Thay đổi ban lãnh đạo không phải là thay đổi đường lối, mà là thay đổi nhịp độ, — chuyên viên khoa học chính trị Thái Lan nhận định. Quan sát viên cho rằng sự rút lui của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật mà trước Đại hội được nhiều người coi là ứng viên nặng ký nhất cho chức Tổng Bí thư —, nói chung gắn trước hết với nhiệm vụ bảo tồn sự thống nhất của đảng. Tại Đại hội, đã rõ là giả sử bầu chọn ông Dũng sẽ có thể kích động xung đột quan điểm trong hàng ngũ những người cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, thắng lợi của ông Nguyễn Phú Trọng cũng không có nghĩa là Việt Nam thay đổi phương hướng trên trường quốc tế và vũ đài khu vực. Hẳn chỉ là sự thay đổi về nhịp độ: Đại hội đã quyết định rằng cần chấn chỉnh hiện tượng đất nước có phần hơi thiên về chuyển động xích gần Hoa Kỳ, — vốn là cựu thù trong cuộc chiến tranh Đông Dương —, và chuyển dịch về phía bùng phát quan hệ căng thẳng với Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. 

Đại hội lần thứ XII của đảng Cộng sản Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Kết quả Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam là chiến thắng của lực lượng lành mạnh

Chuyên gia khoa học chính trị Thái Lan lưu ý thêm rằng ông Nguyễn Phú Trọng là nhân vật nổi tiếng trung thành với nguyên tắc tập trung dân chủ và phương thức tập thể lãnh đạo, và có thái độ bình tĩnh hơn cả về cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ông Nguyễn Phú Trọng là con người có học vấn cao, nhà sử học này từng tốt nghiệp khóa nghiên cứu sinh của Học viện KHXH thuộc BCH TƯ đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1982 và là Giáo sư Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nhà lãnh đạo chính trị uyên thâm như ông Nguyễn Phú Trọng chắc sẽ không phá hủy kết quả thành công qua nhiều năm làm việc của ban lãnh đạo trước, những thành tựu mà trong đó có phần đóng góp của bản thân ông.

Thực trạng kinh tế khách quan cũng buộc Việt Nam tiếp tục đường lối trước đây, — chuyên viên Thái Lan nhận xét.  Nền kinh tế Việt Nam hiện đang ở vị thế rất thuận lợi trong mối quan hệ với các quốc gia khác của khu vực Đông Nam Á, thí dụ như Thái Lan và Malaysia. Tại Việt Nam, mức lạm phát là 2% một năm, nhịp độ tăng trưởng GDP ở tầm 5,5% mỗi năm. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã cùng lúc tham gia hai Khu vực thương mại tự do, đó là FTA cùng với Liên minh kinh tế Á-Âu và Hiệp định Đối tác Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, còn trong tương lai gần dự kiến ​​ký văn bản thỏa thuận về FTA cùng với Liên minh châu Âu. Trong số các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, không một nước nào có được qui chế ưu đãi thương mại toàn diện trên thị trường thế giới như Việt Nam. Khối lượng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng ngày càng tăng, và vượt trên hầu hết là đầu tư từ Trung Quốc và các nước ASEAN, trong đó có Singapore và Thái Lan.

"Bây giờ, các công ty như của Thái Lan chẳng hạn, chuyên sản xuất hàng hoá cho thị trường Mỹ, đều thấy sẽ có lợi hơn khi triển khai sản xuất trên địa bàn Việt Nam, bởi sẽ có Chứng nhận xuất xứ từ một quốc gia thành viên của Đối tác Thái Bình Dương, để các sản phẩm hàng hóa đó có thể bán chạy ở Hoa Kỳ mà hầu như miễn thuế", — quan sát viên Thái Lan phân tích. Ông lưu ý rằng người Việt Nam không chỉ là một dân tộc của những binh sĩ thiện chiến như đã chứng tỏ bằng chiến thắng Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương, mà cư dân đất nước còn là thành viên của một trong những quốc gia xúc tiến thương mại thành đạt  nhất trong lịch sử châu Á, và người Việt Nam không bao giờ bỏ lỡ lợi ích thương mại từ chính sách kinh tế do ban lãnh đạo tiền nhiệm khởi xướng rồi chuyển giao di sản cho những nhà quản lý mới.

Tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc vẫn tiếp diễn nhưng không leo thang căng thẳng, — nhà khoa học chính trị Thái Lan dự đoán —. Đây là vấn đề lâu năm, mà một mặt, không thể giải quyết đơn phương hay tức thời, mặt khác cũng không ngăn cản sự phát triển quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước, — học giả Navaratna nhận xét. "Trong những năm gần đây đã xảy ra những đợt bùng phát xung đột kèm với những phát ngôn cứng rắn hùng biện của cả hai bên, cộng thêm yếu tố sự xích gần của Việt Nam với Hoa Kỳ khi người Mỹ  thấy Việt Nam như là một đồng minh tiềm năng để kiềm chế ảnh hưởng chính trị và quân sự chiến lược của Trung Quốc tại Đông Nam Á". Tuy nhiên, suy tính  tất cả những lợi ích hứa hẹn từ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Việt Nam dưới thời ban lãnh đạo mới sẽ không dịch chuyển quá nhanh theo hướng tạo lập quan hệ đồng minh như người Mỹ trông đợi, hoặc đẩy leo thang căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ, mà hẳn là sẽ tìm kiếm và xây đắp sự cân bằng với ảnh hưởng của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, — quan sát viên Thái Lan đánh giá.

Ông Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương, Viện Đông phương học Viện Hàn lâm khoa học Nga. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam – quốc gia số một về thái độ tích cực đối với nước Nga (video)

"Thúc đẩy những  thành công hơn nữa của  Việt Nam là đường lối độc lập, tự chủ chính trị và tuân thủ tiếp tục hợp tác trên bình diện an ninh khu vực với các nước thành viên khác của ASEAN,  cũng như tiếp nối và tăng cường liên hệ hữu nghị lâu dài với LB Nga, đất nước đang mạnh mẽ phục hồi phong độ và giành lại vị thế dẫn đầu trong các tiến trình toàn cầu và vũ đài khu vực, nhất quán duy trì quan điểm tuyệt đối trung lập với vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông", — Tiến sĩ Nitipum Navaratna kết luận.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала