Hollywood mô tả kẻ thù như thế nào

© Flickr / Shinya SuzukiHollywood
Hollywood - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hollywood dẫn đầu thế giới về khối lượng sản xuất các bộ phim giải trí có doanh thu cao nhất.

Các bộ phim đó trở thành nổi tiếng và được phân phối trên toàn thế giới, nhờ điều đó "Dream Factory" (Công xưởng của những giấc mơ) đã trở thành một loại vũ khí hoàn hảo của "quyền lực mềm" mà Hoa Kỳ đang tích cực sử dụng.

Nhưng, bây giờ Hollywood có những khó khăn với các bộ phim hành động, kinh dị và lịch sử: trong các thể loại đó điều quan trọng nhất là xung đột, và trong cuộc xung đột cần phải có một kẻ thù. Đó có thể là kẻ thù trừu tượng — người ngoài hành tinh từ không gian bên ngoài, một loại virus chưa biết đến, những con quái vật khổng lồ. Kẻ thù đôi khi là phi vật thể — tiểu hành tinh đang đến gần, trận động đất hay sóng thần. Tuy nhiên, để hiểu rõ về nỗ lực của Hollywood nhằm áp đặt quan điểm của họ nên theo dõi các bộ phim "thực tế": phim hành động, kinh dị và phim bom tấn lịch sử.

Trong các bộ phim như vậy, số kẻ thù của Mỹ có thể đếm được trên đầu ngón tay — đó là Nga, Bắc Triều Tiên và "những kẻ cực đoan" đủ loại. Đáng lẽ Trung Quốc cũng có thể được đưa vào danh sách này bởi vì các tướng lĩnh và chính trị gia Mỹ thường xuyên nhắc nhở về mối đe dọa từ phía Bắc Kinh, nhưng, trên thực tế có thể thấy một quá trình ngược lại: trong các bộ phim Mỹ người Trung Quốc thường được mô tả như các đối tác, và nhiều thước phim được quay trên lãnh thổ quốc gia châu Á này, ví dụ như cảnh quay tại Thượng Hải trong phần thứ ba "Transformers".

Đôi khi các bộ phim Mỹ có hình thức tuyên truyền cứng nhắc quá mức.   Ví dụ, trong bộ phim năm 2013 "Olympus Has Fallen"  (Nhà Trắng thất thủ), "những kẻ khủng bố Bắc Triều Tiên", mà các cơ quan đặc nhiệm Mỹ không thể bắt giữ chúng, dưới vỏ bọc một đoàn đại biểu đến từ Hàn Quốc cố gắng lọt vào Nhà Trắng. Có chú ý đến việc không ai biết về những nhóm khủng bố từ Bắc Triều Tiên, thì những "kẻ thù" như vậy được coi như những nhân vật hài hước chứ không phải thực tế.

Matthias Schoenaerts và Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
DiCaprio mất vai tổng thống Vladimir Putin trong phim Hollywood? (Ảnh)

Nếu không tìm được những kẻ thù từ bên ngoài thì Hollywood chọn lựa những "kẻ xấu" trong số những người Mỹ, ví dụ như trong bộ phim năm 2013 "White House Down" (Giải Cứu Nhà Trắng).

Ngành điện ảnh Mỹ đã tìm được lối thoát để mô tả những "kẻ thù". Đó là những kẻ khủng bố và những tên phát xít Đức thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Cả hai "kẻ thù" tượng trưng cho điều ác tuyệt đối, hình ảnh của chúng có thể được sử dụng trong bất kỳ bộ phim, mà không có nguy cơ gây một vụ bê bối quốc tế.

Trong số những bộ phim như vậy có "Saving Private Ryan" (Giải cứu binh nhì Ryan, năm 1998) với những cảnh quân đồng minh đổ bộ ở Normandy vào năm 1944, và gần đây là "American Sniper"  (Lính bắn tỉa Mỹ, năm 2014) kể về lính bắn tỉa giỏi nhất trong lịch sử quân đội Mỹ.

Tất nhiên, trong các bộ phim của Hollywood không bao giờ nói về  những khoảnh khắc bất lợi trong lịch sử Hoa Kỳ.

Ví dụ, Liên Xô đã kêu gọi các nước đồng minh mở mặt trận thứ hai chống phát xít Đức vào đầu năm 1942, nhưng họ đã từ chối.  Vào năm 1944, khi quân đội Anh và Mỹ đổ quân vào Pháp, quân đội Liên Xô đã thực hiện bước ngoặt trong Thế chiến II, đã dỡ bỏ sự phong tỏa Leningrad, và đang tấn công trên tất cả các mặt trận. Trận chiến Normandy đã đi vào lịch sử như một chiến dịch đổ bộ quy mô lớn nhất, đẩy nhanh qúa trình giải phóng nước Pháp và sự đầu hàng của Đế chế thứ ba, nhưng, khác với những sử liệu chính thức của phương Tây, chiến dịch này không phải là một bước ngoặt đảm bảo thắng lợi.

Trong các bộ phim về Iraq, các nhà làm phim Hollywood  không bao giờ nhắc đến việc ở nước này vẫn không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chính sự hiện diện của loại vũ khí này đã là cái cớ để xâm lược Iraq mà không có sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc.

Xin mời theo dõi phần tiếp theo…

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала