"Dvina" - lá chắn pháo-tên lửa của Việt Nam

© Flickr / brewbooksTên lửa của Liên Xô S-75 "Dvina"
Tên lửa của Liên Xô S-75 Dvina - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ, các tổ hợp tên lửa phòng không "Dvina" của Liên Xô đã trở thành một lá chắn đáng tin cậy của bầu trời Việt Nam.

 

Tên lửa của Liên Xô S-75 Dvina - Sputnik Việt Nam
Con đường chiến thắng của tên lửa "Dvina": Nga, Trung Quốc, Cuba, Việt Nam
Vào tháng Hai năm 1965, tại Hà Nội, lãnh đạo cấp cao của hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc Liên Xô cung cấp cho Việt Nam các tổ hợp “Dvina”, và vào tháng Tư các tổ hợp đầu tiên đã được chuyển giao cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với các tổ hợp tên lửa phòng không, Liên Xô đã cử sang Việt Nam nhóm chuyên gia quân sự để đào tạo và huấn luyện các chiến sĩ tên lửa Việt Nam, bởi vì việc quản lý tổ hợp tên lửa đòi hỏi chuyên môn cao chỉ có thể đạt được qua những năm đào tạo và huấn luyện bắn tên lửa. Các chuyên gia quân sự đã có nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất đào tạo và đưa vào hoạt động  hai trung đoàn tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ở ngoại ô Hà Nội đã thành lập hai trung tâm huấn luyện, đào tạo bộ đội tên lửa phòng không cho Trung đoàn 236 và Trung đoàn 238. Khi đó tình hình quân sự ở Việt Nam là rất phức tạp, Mỹ hàng ngày không kích ồn ạt vào lãnh thổ miền Bắc vì thế các chuyên gia Liên Xô đã được đạt ra nhiệm vụ đào tạo các chiến sĩ tên lửa trong thời gian ngắn kỷ lục — chỉ có bốn tháng. Họ đã làm việc 15 giờ một ngày.

Trung sĩ Nikolai Kolesnik là một thành viên của nhóm chuyên gia tên lửa đầu tiên đặt chân đến Việt Nam. Ông nhớ rõ Thiếu tá Nguyễn Văn Tuyên, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 236, người nói giỏi tiếng Nga vì  vừa mới tốt nghiệp Học viện quân sự ở Liên Xô. Còn người chỉ huy một tiểu đoàn, Đại úy Hồ Sỹ Hữu đã tốt nghiệp Học viện Quân sự Chỉ huy Phòng không của Liên Xô vào năm 1964. Ông Nikolay Kolesnik hồi tưởng lại:


"Trong số các sĩ quan của trung đoàn đã có chiến sĩ lái xe tăng, pháo thủ, và thậm chí cả nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay. Hầu hết cán bộ đã tốt nghiệp khóa đào tạo ngắn hạn và hết sức cố gắng nắm vững nghệ thuật quân sự. Những người này làm quen với kỹ thuật ở một mức độ nào đó. Và trong số những người lính đã có những chàng trai không hề nhìn thấy kỹ thuật phức tạp hơn xe đạp. Tất nhiên, nhiệm vụ huấn luyện những người này là phức tạp hơn.  Nhưng, như thường nói, nếu có ý muốn thì có thể học được bất cứ thứ gì”.


Và các chiến sĩ Việt Nam đã có ý muốn học tập, vì thế các chuyên gia quân sự không có nghi ngờ rằng, trong bốn tháng họ sẽ nắm vững tất cả thao tác sử dụng tổ hợp tên lửa. Tuy nhiên, ngay sau đó ban lãnh đạo Việt Nam đã đưa ra nhiệm vụ cắt giảm thời hạn đào tạo, để các tổ hợp tên lửa được đưa vào vị trí chiến đấu càng sớm càng tốt. Điều này là vì thiệt hại do các máy bay địch gây ra là rất lớn. Ngoài ra, ban chỉ huy quân đội Việt Nam muốn kiểm tra xem liệu tin đồn do giới quân sự Trung Quốc tung ra dường như Liên Xô cung cấp cho Việt Nam các thiết bị quân sự cũ kỹ và lỗi thời là thật hay không?
 
Vào giữa tháng 7 năm 1965, Trung tâm huấn luyện, đào tạo bộ đội tên lửa phòng không của Trung đoàn 236 được lệnh chuẩn bị lên đường vào vị trí chiến đấu. Mời các bạn theo dõi nội dung này trong bài tiếp theo.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала