Xử lý chất thải phóng xạ dạng lỏng: Công nghệ của Nga

© Fotolia / Stephenallen75Thùng chứa chất thải phóng xạ
Thùng chứa chất thải phóng xạ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tháng 3 năm 2011, trận động đất và sóng thần đã gây nhiều thiệt hại cho nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 ở Nhật Bản, đã xảy ra rò rỉ phóng xạ quy mô lớn, kể cả chất phóng xá dạng lỏng (LRW). Hoá ra, Nhật Bản không có công nghệ cao đủ để giải quyết dứt khoát vấn đề này.

Trong năm 2014, chính phủ Nhật Bản đã công bố cuộc thi quốc tế và phân bổ hơn 9,5 triệu USD cho dự án hiệu quả nhất để xử lý chất thải phóng xạ lỏng. Trong tổng số 29 công ty dự thi, Nhật Bản đã chọn RosRAO (Rosatom) của Nga, Kurion Inc của Mỹ và công ty Mỹ-Nhật GE Hitachi Nuclear Energy Canada Inc. Như dự kiến, ba công ty này  ​​sẽ giới thiệu dự án thí điểm của mình vào cuối tháng Ba năm nay.

Thế giới chưa bao giờ phải đối mặt với vấn đề xử lý chất phóng xạ lỏng với quy mô như ở Nhật Bản. Chuyên gia Sergey Florea từ Viện Radium mang tên Khlopin thuộc công ty "RosRAO", người quản lý dự án Nga, cho biết:

 "Viện Radium của Nga đã từ lâu nghiên cứu vấn đề xử lý chất thải phóng xạ đạng lỏng. Vì vậy, ngay sau khi xảy ra tai nạn tại nhà máy  Fukushima-1, chúng tôi đã nhận ra rằng, công nghệ của Nga sẽ rất hữu ích cho việc loại bỏ chất phóng xạ ở nước này. Sau khi Viện chúng tôi giành phần thắng trong cuộc đấu thầu quốc tế về xử lý chất thải hạt nhân từ tritium phóng xạ (hiđro siêu nặng), trong năm 2015 chúng tôi đã tạo ra một thiết bị để trình diễn. Thiết bị này được thiết kế để Nhật Bản có khả năng xử lý chất thải phóng xạ trên quy mô công nghiệp. Với sự giúp đỡ của công nghệ này, Nhật Bản có thể giải quyết vấn đề trong 5-6 năm tới. Nhiệm vụ đó là rất phức tạp bởi vì các công việc phải được thực hiện trên quy mô lớn chưa từng thấy: tại nhà máy "Fukushima-1" đã tích lũy hơn 700 nghìn mét khối chất thải phóng xạ có chứa tritium. Các đồng nghiệp Nhật Bản cần đến các loại thiết bị với công suất mạnh, có khả năng xử lý không ít hơn 4.000 mét khối chất thải mỗi ngày. Trước đây trên thế giới chưa có thiết bị có hiệu suất lớn như vậy, công suất của thiết bị mạnh nhất không quá 100-200 mét khối chất thải mỗi ngày. Viện Radium của chúng tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề phức tạp này. Vấn đề là ở chỗ: để xử lý chất thải có chứa tritium không thể sử dụng phương pháp hấp phụ hoặc trích ly bay hơi. Chất thải phóng xạ lỏng chỉ có thể được xử lý bằng phương pháp "phân ly đồng vị".Và dự án của Nga nhằm giải quyết dứt khoát vấn đề này".

Bây giờ "RosRAO" đang thử nghiệm thiết bị lọc nước khử phóng xạ. Nếu thu được kết quả tích cực và thiết bị mới có những đặc điểm cần thiết cho người Nhật, thì dự án thí điểm sẽ là cơ sở cho việc tạo ra thiết bị công nghiệp cỡ lớn. Nhân tiện xin nói luôn, công nghệ của Nga đảm bảo các chi phí thấp nhất về vận hành và bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала