Mỹ đã không thể “làm mù” tên lửa Liên Xô ở Việt Nam

© Flickr / Alan WilsonS-75 Dvina
S-75 Dvina - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chúng tôi tiếp tục loạt bài về lịch sử Việt Nam nửa thế kỷ trước.

Kể từ mùa hè năm 1965, các tổ hợp tên lửa phòng không "Dvina" của Liên Xô tiên tiến nhất tại thời điểm đó đã trở thành một lá chắn đáng tin cậy của bầu trời Việt Nam. Đế quốc Mỹ đã phải hứng chịu thiệt hại trong mỗi cuộc không kích nếu trên hành trình có tổ hợp tên lửa phòng không.

Và đột nhiên, vào cuối năm 1967 đã xảy ra điều bất ngờ đối với các chuyên gia Liên Xô và chiến sĩ tên lửa Việt Nam: các máy bay Mỹ trở thành hầu như "miễn dịch" đối với tên lửa. Hơn nữa, tên lửa từ máy bay Mỹ bắt đầu đánh trúng các tổ hợp tên lửa trên mặt đất.

Tên lửa của Liên Xô S-75 Dvina - Sputnik Việt Nam
"Dvina" - lá chắn pháo-tên lửa của Việt Nam

Theo lời kể của ông Alexander Suchilov, người đứng đầu nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam vào cuối những năm 60, vấn đề đã là chỗ: trong thời gian cuộc chiến Ả Rập-Israel vào mùa hè năm 1967, Israel đã bắt giữ một số tổ hợp tên lửa Liên Xô được trang bị cho quân đội Ai Cập, đây là tổ hợp cùng loại với thiết bị quân sự được sử dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia Mỹ đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng các tổ hợp đó  và tìm ra cách can thiệp vào hệ thống dẫn hướng của chúng. Ngoài ra, người Mỹ bắt đầu sử dụng tên lửa chống radar điều khiển Shrike. Kết quả là, ngay sau khi phát hiện tín hiệu radar trên mặt đất, phi công Mỹ phóng tên lửa Shrike và nó bay đúng vào mục tiêu phát ra tín hiệu và đâm vào anten của tổ hợp tên lửa.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, các tên lửa Liên Xô tại Việt Nam đã "bị mù" chỉ trong một vài ngày.

Nói thật, trong những ngày đó các đại diện của ban chỉ huy quân sự Việt Nam đã chê trách các trưởng nhóm chuyên gia Liên Xô về việc Liên Xô "đã gửi cho Việt Nam những tên lửa cũ kỹ hết hạn sử dụng".

Các chuyên gia Liên Xô đã hiểu rõ rằng, những lời cáo buộc như vậy thật là phi lý, nhưng, họ không tranh cãi mà chỉ quyết tâm chứng minh sự thật bằng những việc làm cụ thể. Họ đã áp dụng một loạt các biện pháp để hoàn thiện các tổ hợp tên lửa trang bị cho Quân đội Nhân dân Việt Nam để đáp trả chiến thuật mới của Mỹ.

Tên lửa của Liên Xô S-75 Dvina - Sputnik Việt Nam
Con đường chiến thắng của tên lửa "Dvina": Nga, Trung Quốc, Cuba, Việt Nam

Kết quả là, khi máy bay Mỹ phóng Shrike theo chùm radar từ mặt đất, thì các chuyên gia Liên Xô ngay lập tức làm cho tín hiệu radar đổi hướng và tắt trạm hướng dẫn. Và Shrike rơi xuống đất ở khoảng cách 3-4 km từ vị trí tên lửa. Các chuyên gia cũng đã sử dụng phương pháp "sự khởi đầu sai" — tức là, mở máy phát tín hiệu điều khiển tên lửa mà không phóng quả tên lửa, kết quả là các phi công Mỹ có phản ứng sai lầm. Sau khi tiếp nhận tín hiệu về việc phóng tên lửa, phi công Mỹ ngay lập tức bắt đầu thực hiện các động thái chống tên lửa, do đó hiệu quả của các vụ bắn vào các mục tiêu thực sự đã giảm đáng kể.

Tất cả điều này đã làm tăng đáng kể hiệu quả của các cuộc tấn công tên lửa vào máy bay địch. Nếu vào cuối năm 1967 các tổ hợp tên lửa bị gây nhiễu nặng và phải tiêu thụ 9-10 quả đạn để bắn hạ một máy bay Mỹ, thì kể từ đầu năm 1968  đã dùng bình quân 4-5 quả đạn diệt được một máy bay địch. Và mức độ này duy trì đến cuối chiến tranh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала