Nhật là bên thua trận trong cuộc đua giành hợp đồng của Úc

© REUTERS / Japan Maritime Self-Defense Force/Handout via Reuters/Filestàu ngầm Nhật Bản "Soryu"
tàu ngầm Nhật Bản Soryu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Người chiến thắng trong cuộc đấu thầu xây dựng 12 tàu ngầm cho hải quân Australia là công ty đóng tàu DCNS của Pháp.

Hợp đồng trị giá 36 tỷ USD là đơn đặt hàng quốc phòng lớn nhất trong lịch sử nước Úc.

Bộ Quốc phòng Úc đã mở cuộc đấu thầu ngay từ tháng 12 năm 2011. Nhật Bản đã là một trong ba đối thủ cạnh tranh, và đã có nhiều cơ hội giành phần thắng. Vào tháng 4 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston đã tuyên bố rằng, tàu ngầm Nhật Bản "Soryu" đáp ứng đầy đủ nhất các yêu cầu của Hải quân Úc. Sau đó, vào tháng Bảy năm 2014,  Australia và Nhật Bản đã ký thỏa thuận về mở rộng hợp tác quân sự-kỹ thuật, bao gồm cả việc trao đổi công nghệ quân sự. Và đột nhiên phía Nhật bị thất bại.

Quốc kỳ Úc - Sputnik Việt Nam
Tàu ngầm cho Úc sẽ được sản xuất bởi nhà máy đã chế tạo ra "Mistral"

Đối với Nhật Bản, việc mất hợp đồng là một đòn đánh đau đớn. Tokyo đã bỏ lỡ cơ hội tiếp cận thị trường tàu ngầm quốc tế. Nhật Bản đã mất hợp đồng lớn nhất trong lĩnh vực quốc phòng ngay sau khi chính phủ Abe dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Washington đã vận động hành lang cho lợi ích của Nhật Bản, áp dụng nỗ lực để ảnh hưởng đến Canberra. Trong vấn đề này Hoa Kỳ không quên về lợi ích của mình, Washington muốn để Nhật Bản và Australia trở thành hai nước đồng minh đáng tin cậy đủ sức đối trọng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani tuyên bố, quyết định này là vô cùng đáng tiếc và Tokyo yêu cầu Úc giải thích lý do tại sao phía Nhật thua thầu. Canberra đáp trả, Nhật Bản không trúng thầu bởi vì nước này không có kinh nghiệm thực tế trong việc sản xuất thiết bị hải quân ở nước ngoài. Và hồ sơ dự thầu của Pháp đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của đất nước. Khi được hỏi về thái độ của Mỹ có thể  không hài lòng với quyết định này, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nói rằng, việc lựa chọn đối tác để thực hiện đơn đặt hàng trong lĩnh vực quốc phòng là một "quyết định chủ quyền của đất nước."

Các chuyên gia Úc nêu ý kiến rằng, các tàu ngầm của Nhật Bản không đáp ứng yêu cầu về mức độ chịu đựng và phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, Canberra đã thông qua quyết định này không chỉ vì yếu tố kỹ thuật. Rõ ràng là Úc không muốn gây ra những vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc. Xin nhắc lại rằng, tháng Hai năm nay, trong thời gian chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Australia Julie Bishop, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị công khai cảnh báo Úc không nên thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản trong lĩnh vực quân sự.

Xin lưu ý rằng, hầu hết các nước châu Á-Thái Bình Dương đang củng cố lực lượng hải quân, đặc biệt các đội tàu ngầm đang phát triển nhanh nhất. Vì vậy mà số lượng tàu ngầm hiện diện trong  khu vực Thái Bình Dương có thể vượt quá số lượng cá voi sinh sống ở vùng biển này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала