Những ngôi sao Điện Kremlin

© Sputnik / Ilya Pitalev  / Chuyển đến kho ảnhTháp Spasskaya
Tháp Spasskaya - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Điện Kremlin là trái tim của Nga. Hình ảnh điện Kremlin là tấm danh thiếp của đất nước. Một trong những ngọn tháp chính của Kremlin Matxcơva là tháp Spasskaya.

Trong tòa tháp này có Cổng Đại lễ dẫn vào điện Kremlin và chiếc đồng hồ chính của đất nước — là đồng hồ chuông điện Kremlin. Kể từ thời xưa, đoàn xa giá vương giả của xứ Nga đều luôn đi qua Cổng Spasskaya để tiến vào lễ đăng quang của các Sa hoàng. Từ Cổng tháp, những người lính Nga hành quân ra trận. Thời thế đổi thay, những nhà cầm quyền thay đổi, và cả tòa tháp của điện Kremlin Matxcơva cũng khác xưa.

Ngày 24 tháng Mười 1935 trên đỉnh tháp Spasskaya nổi lên biểu tượng của kỷ nguyên cộng sản — đó là ngôi sao năm cánh. Sau vài ngày, ngôi sao lấp lánh cả trên nóc ba ngọn tháp khác của điện Kremlin. Những ngôi sao lớn bằng ngọc đỏ tỏa sáng ở chỗ trước đây từng có biểu tượng của đế chế Nga là con đại bàng hai đầu.

Ngôi sao đầu tiên của điện Kremlin được làm bằng đồng và mạ vàng. Ở chính giữa ngôi sao, những viên đá quý Ural được gắn kết thành biểu trưng của nước Nga Xô Viết — búa và liềm. Tuy nhiên ngay sau đó vô vàn bụi bẩn của bầu không khí đô thị khiến những ngôi sao nhanh chóng mất đi vẻ đẹp lộng lẫy ban đầu, đá quí bị xỉn màu, lớp phủ vàng cũng mất độ bóng. Thêm vào đó, người ta nhận thấy rằng những ngôi sao lớn không hoàn toàn hòa hợp với kết cấu quần thể kiến trúc của điện Kremlin bởi kích thước và hình ảnh nặng nề treo trên ngọn tháp. Hai năm sau đã thay thế mẫu mới, đèn ngôi sao thắp sáng chế tạo từ kính ruby kính với bóng công suất lớn bên trong. Mỗi chiếc đèn gắn hai đường dây theo qui tắc song song, vì vậy giả sử một đèn bị tắt, thì ngôi sao vẫn không ngừng chiếu sáng.

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhNhững ngôi sao Điện Kremlin
Những ngôi sao Điện Kremlin - Sputnik Việt Nam
Những ngôi sao Điện Kremlin

Chỉ có một lần có quyết định tắt những ngôi sao Kremlin. Trong thời gian Thế chiến II, người ta ngắt điện và bọc ngôi sao bằng tấm bạt vì đèn sáng trên cao là đích ngắm rất thuận tiện cho không quân của kẻ thù. Sau ngày Chiến thắng, khi dỡ những lớp bạt che phủ, các chuyên viên phát hiện nhiều mảnh vỡ. Phải tháo những ngôi sao xuống và đưa vào xưởng sửa chữa. Những ngôi sao điện Kremlin lại tỏa sáng với nguồn sinh lực mới vào tháng Ba 1946. Lần này, những ô cánh của ngôi sao được chế tạo đặc biệt bằng ba lớp kính ruby và khung thép mạ vàng.

Những ngôi sao Kremlin có thiết kế và cấu trúc kỹ thuật phức tạp. Để đảm bảo an toàn và độ bền của ngôi sao, đã chế tạo cơ chế đặc biệt trên cơ sở hệ thống vòng bi và ổ trục. Trong trường hợp có dòng không khí mạnh hoặc gió xoáy, những ngôi sao có thể dễ dàng xoay chiều. Ngoài ra trên mặt đất lắp đặt hệ thống điều khiển đa năng và theo dõi tình trạng những ngôi sao này bằng điện tử. Cứ 5 năm một lần, những ngôi sao được cọ rửa và tân trang. Còn ngôi sao đầu tiên của điện Kremlin từ tháp Spasskaya thì hôm nay tỏa sáng lấp lánh trên nóc tháp của tòa nhà Cảng Bắc Matxcơva.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала