Ý kiến chuyên viên quân sự: Bắt bớ ở Thổ Nhĩ Kỳ là vung cào thanh trừng diện rộng

© REUTERS / Osman OrsalHậu quả của nỗ lực đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hậu quả của nỗ lực đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau vụ nỗ lực đảo chính quân sự, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với trấn áp quy mô lớn, và điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng này, - theo cơ quan phân tích Mỹ Stratfor.

Trong tương quan vấn đề này, cơ quan Stratfor nhận xét rằng Ankara sẽ càng phức tạp hơn khi sử dụng lực lượng vũ trang như  công cụ hiệu quả cho chính sách đối ngoại và chiến lược quốc gia của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Những đợt "đột kích" nhắm vào giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm suy yếu tinh thần chiến đấu và sự gắn kết, thực tế vô số vụ bắt giữ trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo quân sự sẽ làm gia tăng điểm yếu thiếu tổ chức, — các nhà phân tích đánh giá. Sự suy yếu của quân đội đến lượt nó lại tác động tiêu cực đến phương cách Thổ Nhĩ Kỳ đương đầu với những thách thức hiện nay.

Các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ loan báo rằng công lực đã bắt giữ hơn 6.000 người, trong đó những vị chỉ huy trung cao cấp.

Nỗ lực đảo chính diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ đêm sang ngày 16 tháng Bảy. Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, do kết quả cuộc nổi dậy đã có 290 người bị giết chết, khoảng 1.440 người khác bị thương.

Chuyên viên quân sự, đại tá hồi hưu Viktor Litovkin đã phát biểu trên đài Sputnik về vấn đề này. Ông bày tỏ quan điểm rằng các cuộc thanh lọc  trừng phạt sẽ  tác động đến lớp tinh hoa uy tín nhất của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

"Đương nhiên cuộc thanh lọc làm quân đội Thổ Nhĩ Kỳ suy yếu đáng kể. Dưới lưỡi dao trừng phạt là các tướng lĩnh và đô đốc giỏi nhất của đất nước này, những nhà quân sự chuyên nghiệp. Mà hôm nay, thượng tầng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lại đang rất cần đến những chuyên gia như vậy. Đương nhiên, không phải tất cả những người bị bắt đều ra trước tòa, họ rơi vào diện "vung cào gom rộng", cả những đối tượng có tội và cả những người không có lỗi đảo chính. Nhưng 6.000 người thì quả thực là con số khổng lồ. 12 vị tướng và 1 đô đốc đã bị bắt, đấy là chưa nói tới các đại tá và trung tá, chỉ huy các đơn vị, từ nơi đã phái xe tăng, máy bay và tàu chiến.  Ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ phần lớn những nhân vật uy tín của lực lượng vũ trang", — chuyên viên Viktor Litovkin nhận xét.

Tại EU cũng đã nhận định rằng việc tổ chức bắt bớ hàng loạt sau cuộc nổi loạn cho thấy là chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn có bản danh sách những người sẽ bị bắt.

Theo quan điểm của ông Viktor Litovkin, Ankara hẳn sẽ chẳng mấy quan tâm đến  nhận xét của giới chức châu Âu.

"Tôi nghĩ rằng EU sẽ nói những từ chung chung, thể hiện sự phê phán Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng cần hiểu rằng trong quân đội có tòa án riêng là tòa án binh, và họ không tuân thủ những tiến trình thủ tục hình sự chung của toàn dân. Vì thế tôi nghĩ là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bỏ ngoài tai mọi khiếu kiện, hơn thế nữa, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là thành viên của Liên minh châu Âu", — chuyên gia quân sự lưu ý.

Theo quan điểm của ông, chiếm vị trí trong thành phần ban chỉ huy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ sẽ là những sĩ quan thề nguyện trung thành với vector Hồi giáo dành cho sự phát triển xã hội Thổ Nhĩ Kỳ.

"Đây không phải là cuộc tấn công đầu tiên vào quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng không phải là cuối cùng. Từ Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ cách đây chưa lâu người ta đã gỡ bỏ điều mục quy định rằng quân đội là bảo đảm của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ thế tục. Vì vậy hôm nay chẳng cần nói là quân đội sẽ tiếp tục thực hiện chức năng này. Tôi nghĩ rằng bây giờ được đôn lên giữ vai trò thứ nhất sẽ là những sĩ quan đã tuyên thệ chọn vector Hồi giáo cho hướng phát triển của xã hội Thổ Nhĩ Kỳ", — ông Viktor Litovkin nói.

Đồng thời chuyên viên cũng không loại trừ rằng cuộc binh biến đã là sự kiện mà người ta dàn dựng sẵn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала