Ngày này trong lịch sử: Trận chiến mặt đất đầu tiên của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

© Flickr / manhhaichiến dịch Starlight ở Việt Nam
chiến dịch Starlight ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18 tháng 8 năm 1965, quân đội Mỹ phát động chiến dịch Starlight ở Việt Nam. Đây là trận chiến lớn đầu tiên trong cuộc chiến tranh Việt Nam với sự tham gia của các lực lượng lục quân Mỹ.

Tên lửa của Liên Xô SA-75 Dvina - Sputnik Việt Nam
Ngày 24 tháng 7 đã trở thành Ngày hội của Lực lượng tên lửa Việt Nam như thế nào?
Vào tháng 8, Bộ tư lệnh của Sư Đoàn Thủy quân lục chiến số 3 nhận được thông tin từ một du kích đào ngũ cho biết Trung Đoàn 1 Việt Cộng chuẩn bị đánh căn cứ Chu Lai của Mỹ (ở tỉnh Quảng Ngãi). Phía Mỹ quyết định tấn công vào các vị trí của đối phương đã được trinh sát. Chiến dịch Starlite bao gồm hoạt động đổ bộ từ biển và bằng trực thăng xuống khu vực thôn Vạn Tường nhằm bao vây Trung Đoàn 1.

Ngày 17 tháng 8 năm 1965, các lực lượng bắt đầu được di chuyển — chiến dịch Starlite bước vào giai đoạn thực tế. Hôm sau, 4 tiểu đoàn hoàn thành việc đổ bộ nhưng mọi nỗ lực của lực lượng Mỹ tiến về phía đối phương đều vấp phải sự chống trả mạnh mẽ. Trận chiến chính diễn ra xung quanh cao điểm 43 và thôn An Cường. Kế hoạch bao vây hoàn toàn đã không thu được thành công — đến cuối ngày 18 tháng 8, các đơn vị Việt Cộng phá vòng vây rút lui.

© AFP 2023 / STFMáy bay ném bom Mỹ F105 Thunderchief thả bom xuống miền Bắc Việt Nam
Máy bay ném bom Mỹ F105 Thunderchief thả bom xuống miền Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Máy bay ném bom Mỹ F105 Thunderchief thả bom xuống miền Bắc Việt Nam

Theo số liệu của phía Mỹ, lực lượng Thủy quân lục chiến thiệt hại khoảng 50 người. Tổn thất của Việt Cộng ước tính là 600 người.

Chiến dịch Starlite được coi là một thắng lợi lớn đối với Hoa Kỳ. Theo họ, Trung đoàn 1 Việt Cộng mặc dù không bị tiêu diệt hoàn toàn nhưng mất khả năng chiến đấu suốt một thời gian.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала