Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Hoàng Sa và Trường Sa: những quần đảo tranh chấp

© Flickr / eric molinaĐảo ở Biển Đông
Đảo ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trên hành tinh của chúng ta có không ít những hòn đảo, vào những thời kỳ nào đó, trong khoảng thời gian ngắn hay dài đã trở thành chủ đề tranh chấp giữa các quốc gia.

Ví dụ, quần đảo Falkland ở Đại Tây Dương, vào năm 1982 đã có  trận hải chiến giữa Argentina và Anh vì quyền khiểm soát các đảo. Đảo Damanskii trên sông Amur, vào năm 1969 trở thành cuộc xung đột vũ trang lớn nhất trong lịch sử hiện đại giữa Nga và Trung Quốc. Nam quần đảo Kuril của Nga, Nhật Bản cũng đòi khẳng định quyền sở hữu. Quần đảo Senkaku, cả ba nước Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản đều áp đặt quyền lợi của mình. Có nhiều đảo tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Canada, Canada và Đan Mạch, Nicaragua và Colombia, Tây Ban Nha và Morocco, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, Singapore và Malaysia, Guinea Xích đạo và Gabon, v.v…

Nhưng xung đột kéo dài nhất, và có số lượng các nước tham gia lớn nhất đang tồn tại trong vùng biển Nam Trung Quốc là tranh chấp vì các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhà sử học Matxcơva Maxim Syunnerberg nhận xét.

Cho đến giữa thế kỷ 19 — nhà nghiên cứu lịch sử tiếp tục — phương Tây không phân biệt được các quần đảo Hoàng Sa và  Trường Sa. Chính ở Việt Nam, bắt đầu từ triều đại Hậu Lê, tất cả các đảo nằm ở phía đông lục địa Việt Nam có tên chung là Bãi Cát Vàng, hoặc Đại Trường Sa. Và chỉ từ năm 1843, các nhóm đảo phía bắc và phía nam mới được đặt tên riêng.

Trong thời kỳ Liên bang Đông Dương, các quần đảo này thuộc quyền tài phán của nước Pháp. Lý do hợp nhất các đảo với Liên bang Đông Dương là do hai quần đảo này là của Việt nam, như đã nêu trong các tài liệu tương ứng từ thế kỷ thứ 17.

Ngay cả trong nửa đầu của thế kỷ 17, nhà soạn vẽ bản đồ Việt Nam Đỗ Bá trong Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Bộ Thư đã đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa là Phủ Quảng Ngãi của Xứ Quảng Nam, Việt Nam.

Vào năm 1786, triều đình Tây Sơn bắt đầu tìm kiếm vàng, tiền bạc và pháo súng từ những tàu chìm xung quanh các đảo, cũng như săn bắt cá hiếm, vỏ rùa trên các hòn đảo. Vào năm 1816, vua Gia Long đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo của tân triều Nguyễn. Vào năm 1850, nhà sử học Pháp Dubois de Jancigny chứng minh rằng, hai quần đảo của Việt Nam thuộc quyền cai trị của triều đại Hoàng đế. Năm 1876, Bố chánh Quảng ngãi Nguyễn Thông đã viết về quyền sở hữu các hòn đảo gắn với đất liền của Việt Nam trong " Việt sử cương giám khảo lược". Nửa thế kỷ sau đó, đoàn thám hiểm khoa học Pháp đã đến Hoàng Sa. Kết luận của họ: theo quan điểm địa chất, các hòn đảo thuộc về Việt Nam. Vào năm 1930, Nghị định của Toàn quyền Đông Dương tuyên bố quần đảo Trường Sa là lãnh thổ do Pháp cai trị.

Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Đặt tên Hoàng Sa, Trường Sa cho đường Hà Nội

Nhưng không thiếu những kẻ thách thức quyền hạn của mình đối với các đảo ở Biển Đông! Vào năm 1529, Hiệp ước Zaragoza đã được ký kết giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Hiệp ước về khu vực biên giới thuộc địa do hai cường quốc hàng hải lớn nhất tại thời điểm đó thành lập ra mà không tính đến lợi ích của các nước trong khu vực. Hoàng Sa và Trường Sa trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc xây xong hải đăng trên rạn san hô quần đảo Trường Sa

Vào những năm 1730-1735,  hai quần đảo đã trở thành hang ổ của bọn cướp biển, từ đó hải tặc đã tấn công tàu Anh, Hà Lan và Bồ Đào Nha đi ngang qua. Sau đó, căn cứ của bọn cướp biển bị hạm đội Anh phá hủy. Vào năm 1939, Nhật Bản chiếm đóng quần đảo Trường Sa và tuyên bố đó là lãnh thổ của Nhật. Tokyo chỉ từ bỏ tuyên bố của họ sau thất bại trong Thế Chiến thứ II. Cả Philippines cũng không đứng tránh sang một bên. Trong thỏa thuận năm 1898 giữa Tây Ban Nha và Mỹ đã xác định ranh giới của Philippines, Trường Sa không có tên trong đó.  Cũng tương tự như vậy, không có địa danh Trường Sa trong bản đồ của Philippines công bố tại Manila năm 1929. Tuy nhiên, vào năm 1956 Manila đã đưa ra yêu cầu của họ.  12 năm sau, quân đội Philippine  đổ bộ lên ba hòn đảo trong quần đảo. Vào những năm 1970, Malaysia cũng đưa ra tuyên bố quyền lợi trên 12 hòn đảo. Sau đó, đã có thêm tuyên bố từ Brunei.

Tuy nhiên,  thách thức lâu đời nhất và dai dẳng nhất đối với các đảo ở Biển Đông là Trung Quốc. Về vấn đề này — trong phần tiếp theo "Hoàng Sa và Trường Sa: đường lưỡi bò".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала