Ý kiến: Iran đọ sức với Mỹ tranh giành chỗ đứng tại những quốc gia nhỏ

© AP Photo / Esteban Felix"Kênh đào Nicaragua"
Kênh đào Nicaragua - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Iran đang tìm cách củng cố ảnh hưởng của mình tại các nước nhỏ nhưng có ý nghĩa chiến lược lớn.

Tuy nhiên, hôm nay, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran chưa có tiềm năng kinh tế đủ để đối trọng xứng tầm với Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia kinh tế của Iran Hoshyar Rostami, Vụ trưởng Vụ Tài chính trong chi nhánh Iran của Viện Nghiên cứu Kinh tế Finapath (Canada), đã nói lên ý kiến ​​này khi bình luận về việc Iran có thể tham gia dự án xây dựng kênh đào Nicaragua.

Trước đây, trong thời gian chuyến công du tới sáu quốc gia châu Mỹ La tinh, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đã tuyên bố rằng, Tehran có thể tham gia vào việc xây dựng kênh đào Nicaragua, mà dự án này sẽ được thực hiện theo mô hình kênh đào Panama - đường đi dự kiến của kênh đào Nicaragua kết nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương và sẽ đảm bảo sự quá cảnh của các tàu chở hàng rời.

Như được biết, chủ đầu tư của dự án "Kênh đào Nicaragua" là Trung Quốc. Nga cũng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh trên lãnh thổ nước này.  Ví dụ, trong khuôn khổ hợp tác quân sự-kỹ thuật với Managua, vào tháng 4 và tháng 5 năm nay, Matxcơva đã chuyển  giao cho quốc gia Trung Mỹ 50 xe tăng T-72B1 được hiện đại hóa.

Phóng viên hỏi: Iran có lợi ích gì ở Nicaragua? Ông Hoshyar Rostami trả lời:

"Theo kế hoạch, kênh đào Nicaragua sẽ kết nối vùng biển Caribbean với Thái Bình Dương, sẽ đi qua lãnh thổ nước Cộng hòa Nicaragua. Các chuyên gia đều cho rằng, kênh đào tương lai sẽ là một đối thủ cạnh tranh với kênh Panama. Trong tháng 6 năm 2013, Chính phủ Nicaragua và công ty Trung Quốc HK Nicaragua Canal Development Investment Group (HKND) đã ký hợp đồng về xây dựng kênh đào Nicaragua. Dự án quốc tế này trị giá 50 tỷ USD. Ngoài ra, Trung Quốc được quyền vận hành và khai thác kênh trong 50 năm và có thể gia hạn thêm".

Phóng viên hỏi: Liệu các công ty của Iran có đủ tiềm năng kinh tế để tham gia vào một dự án tốn kém và rất phức tạp về mặt kỹ thuật?

Ông Hoshyar Rostami trả lời:

"Nếu đánh giá tiềm năng kinh tế của các công ty tư nhân của Iran, thì câu trả lời là không. Ngoài ra, nếu chính quyền Trung Quốc không quan tâm đến việc thực hiện một dự án đầy tham vọng như vậy thì các công ty Trung Quốc cũng không có khả năng thực hiện nhiệm vụ này. Để thực hiện một dự án lớn như vậy phải có một tập đoàn quốc tế bao gồm mấy công ty lớn từ các nước khác nhau. Nhưng, vì chạy theo lợi ích chính trị, chính quyền Nicaragua đã chọn lựa một công ty Trung Quốc để thực hiện giai đoạn khởi đầu của dự án".

Lời tuyên bố của ông Zarif trong thời gian chuyến công du tới Mỹ Latin đã nhận được sự hưởng ứng tích cực, nhưng, có cả chỉ trích từ công luận Iran, chủ yếu vì Nicaragua là một nước nhỏ,và không phải là một quốc gia mà Iran cần phải tăng cường hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, không nên quên rằng, để đối trọng với Mỹ, Tehran muốn tăng cường ảnh hưởng của mình ở các nước nhỏ nhưng có ý nghĩa chiến lược lớn".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала