Thiếu kiến thức lịch sử hay điều gì sau động tác của Facebook với bức ảnh “Em bé Napalm” ?

© Flickr / manhhai"Em bé napalm"
Em bé napalm - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Như Sputnik đưa tin, trong công luận vừa bùng ra vụ xì-căng-đan liên quan đến Facebook. Các nhà điều hành của mạng xã hội này bị chỉ trích vì loại bỏ bức ảnh "Nỗi kinh hoàng của chiến tranh”.

Bức ảnh nổi tiếng còn có tên gọi là "Em bé napalm" do phóng viên Nick Ut của AP chụp tại thực địa năm 1972, ghi lại cảnh các nạn nhân của trận bom napalm  mà máy bay Mỹ ném xuống làng quê Nam Việt Nam.

Về vụ việc này, PGS-TS Vũ Quang Hiển từ Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia) Hà Nội đã nêu ý kiến trên đài Sputnik.

Nhà sử học Việt Nam ngạc nhiên vì các nhà điều hành Facebook đã có động tác chứng tỏ họ rất thiếu kiến thức lịch sử. Bức ảnh "Em bé napalm" không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nhiếp ảnh, mà được ghi lại bằng ống kính của một phóng viên chiến trường nên còn là tư liệu lịch sử rất giá trị, phản ánh thực tế khốc liệt, những thời khắc khủng khiếp năm 1972 trong cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam. Không ngẫu nhiên mà bức ảnh của phóng viên Nick Ut đã được trao giải thưởng báo chí Pulitzer danh tiếng.

Chúng ta đang sống trong  thời đại bùng nổ thông tin và Internet phát triển, hoàn toàn không khó khăn khi tra cứu nguồn gốc và định tính về bức ảnh "Em bé napalm" nổi tiếng này. Nhưng dường như các nhà điều  hành Facebook đã chỉ tuân theo cái nhìn trực quan sơ đẳng mà không xem xét gì hơn.

Trong khi đó, trên mạng điện tử và thậm chí cả những hình đại diện của Facebook không hiếm hình ảnh gợi dục lộ liễu của người trưởng thành.

Từ đó, nhà sử học Việt Nam Vũ Quang Hiển đặt câu hỏi hoài nghi — phải chăng có ý đồ gì khác nữa đằng sau động tác của nhà điều hành mạng xã hội Facebook — gỡ bỏ bức ảnh "Nỗi kinh hoàng của chiến tranh" — "Em bé napalm"? 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала