Việt Nam: Khan hiếm phi công trầm trọng

© Flickr / ERIC SALARDVietnam Airlines
Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Với nhịp độ mua sắm máy bay nhiều chưa từng thấy, Việt Nam đang có nguy cơ thiếu trầm trọng nhân sự kỹ thuật cao để khai thác, vận hành đội bay lên đến gần 400 chiếc trong 20 năm tới.

Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết căn cứ theo kế hoạch phát triển đội máy bay của các hãng hàng không, đến năm 2020, cả nước cần khoảng 2.680 phi công thương mại. So với số lượng phi công hiện có, số lượng phi công cần bổ sung là khoảng 1.320 người.

Thiếu cả thợ máy

Theo số liệu của Cục HKVN, mỗi năm, các hãng hàng không nội địa như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines — VNA), Vietjet (VJ) và Jetstar Pacific Airlines (JPA) cần khoảng 200-250 phi công. Bên cạnh đó, nhu cầu huấn luyện chuyển loại từ lái phụ lên lái chính, từ học viên phi công đào tạo cơ bản lên lái phụ đối với các loại máy bay đang khai thác cũng cần khoảng 170-200 lượt/năm.

VietJet - Sputnik Việt Nam
Hãng hàng không Việt Nam VietJet đặt mua 100 máy bay Boeing tổng trị giá 11,3 tỷ USD

Ông Phan Xuân Đức, Phó Tổng Giám đốc VNA, cho biết doanh nghiệp này hiện có gần 1.000 phi công cho các chủng loại máy bay đang khai thác thuộc 2 nhà sản xuất Airbus và Boeing gồm A320/321, A330, A350 WXB và B777, B787. Đội ngũ phi công này thuộc 33 quốc tịch, trong đó người Việt chiếm 73%, chủ yếu là nam (chỉ có 15 phi công nữ).

Trung bình mỗi năm, hãng cần tuyển dụng ít nhất khoảng 100 phi công. Trong một vài năm tới, các hãng hàng không đặt hàng với lượng máy bay gấp 2-3 lần số hiện có, kéo theo nhu cầu nhân sự kỹ thuật cao, bao gồm cả đội ngũ phi công rất lớn.

Cục trưởng Cục HKVN Lại Xuân Thanh nhận định ngành hàng không Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển rất nhanh, thậm chí có hãng có biểu hiện phát triển nóng. Các hãng đều muốn phát triển đội máy bay trong khi chưa chuẩn bị dẫn đến tình trạng khủng hoảng thiếu nhân lực kỹ thuật cao như phi công, thợ máy…

Giải pháp được đưa ra hiện nay là cần đẩy nhanh việc thiết lập cơ sở đào tạo phi công cơ bản hoàn chỉnh tại Việt Nam; tiếp tục củng cố các cơ sở đào tạo đã được Cục HKVN cấp chứng nhận bảo đảm duy trì và nâng cao năng lực đào tạo, huấn luyện chuyên ngành hẹp, chuyên sâu phục vụ trực tiếp cho sản xuất — kinh doanh của doanh nghiệp…

Ràng buộc chặt nguồn nhân lực

Tình trạng thiếu hụt phi công cũng đang là vấn đề ngành hàng không thế giới phải đối mặt. Bốn nhà chế tạo máy bay gồm Airbus, Boeing, Bombardier và Embraer mỗi tuần xuất xưởng khoảng 28 máy bay mới, rất nhiều trong số đó thuộc đơn hàng của các nước châu Á — Thái Bình Dương, kéo theo nhu cầu rất lớn về phi công.

Boeing 787-8 Dreamliner - Sputnik Việt Nam
Phi công Nhật Bản điều khiển Boeing 200 tấn như là máy bay tiêm kích (Video)

Vào tháng 8-2013, báo cáo Tầm nhìn thị trường kỹ thuật và phi công giai đoạn 2013-2032 của Hãng Boeing ước tính cần khoảng nửa triệu phi công lái máy bay thương mại để vận hành tất cả máy bay mới trong 20 năm nữa. Do đó, cùng với việc bán máy bay, Boeing và Airbus có các ký kết với khách hàng về hỗ trợ đào tạo nhân lực thông qua việc mở các trường đào tạo phi công ở Singapore, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Do thiếu hụt trầm trọng nên nghề lái máy bay ở Việt Nam bị ràng buộc bởi nhiều quy định khắt khe nhằm hạn chế tình trạng giành giật nhân sự cấp cao như đã xảy ra năm 2014 khi hàng loạt phi công của VNA cáo ốm, sau đó xin nghỉ việc chuyển sang lái cho hãng khác.

Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, khi chấm dứt hợp đồng lao động, phi công phải có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đào tạo, hợp đồng lao động và các thỏa thuận liên quan. Điều này có nghĩa là đối với các phi công được cử đi đào tạo theo ngân sách của nhà nước hoặc của các hãng hàng không, cơ hội "nhảy việc" trước thời hạn hợp động rất khó vì phải bồi thường có thể lên đến hàng tỉ đồng.

 

Nguồn: nld.com.vn

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала