Sự cân bằng đối ngoại của ông Duterte

© REUTERS / Jason LeeRodrigo Duterte
Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Gần đây, Tổng thống Philippines đang ngày càng có nhiều phát biểu lớn tiếng, không ít lần thậm chí mâu thuẫn với nhau. Khi thì ông tuyên bố đoạn tuyệt với Hoa Kỳ, lúc khác lại nói không muốn cắt đứt liên hệ với Wasington, có lần muốn thành lập liên minh quân sự hay liên minh kinh tế với Nga và Trung Quốc.

Chuyên gia phân tích chính trị của Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Vladimir Svedentsov nói:

"Tôi cho rằng Tổng thống Philippines đang xây dựng chính sách chủ quyền của mình trong sự cân bằng giữa lợi ích của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nếu đây không phải chỉ là trên lời nói, điều mà ông Rodrigo Duterte có thể thay đổi, và nếu như sẽ xảy ra những điều bất ngờ — nói gì thì nói giới tinh hoa chính trị Manila có truyền thống hướng tới Hoa Kỳ — thì tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chứng kiến bước ngoặt quan trọng hướng tới một chính sách đối ngoại cân bằng hơn, không chỉ tập trung vào Hoa Kỳ, mà chú ý tới cả Nga và Trung Quốc".

John Kirby - Sputnik Việt Nam
Mỹ bình luận về tuyên bố "tách khỏi" của lãnh đạo Philippines

Chuyên gia của chúng tôi cho rằng: có lẽ chỉ sau khi ông Duterte đến Moskva để thực hiện chuyến thăm mà chính ông ta đã công bố, chúng ta mới có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của từ "liên minh với Nga" mà Tổng thống Philippines nói đến. Tuy nhiên, trên cơ sở liên hệ Nga-Philippine trong những năm qua, chúng ta cũng có thể đưa ra một số dự báo. Hai bên đã ký kết thỏa thuận về việc thành lập ủy ban song phương về hợp tác kinh tế thương mại. Phía Philippines tỏ ra quan tâm đến công nghệ thăm dò và khai thác mỏ của Nga. Và nếu xem xét rằng cho đến nay 70% lãnh thổ cả nước, gần như toàn bộ hòn đảo Mindanao lớn nhất vẫn là diện tích chưa khai thác, thì có thể thỏa thuận để xây dựng đường giao thông, nhà máy điện, cung cấp khí đốt. Mùa xuân năm nay, cả hai phía Nga và Philippines đã bày tỏ quan tâm đến việc mở rộng thương mại song phương trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm nông nghiệp. Hợp tác quân sự-kỹ thuật cũng hoàn toàn khả thi. Ví dụ, có thể nói các lực lượng hải quân của Philippines đang trong giai đoạn trứng nước, chủ yếu là các tàu đã lỗi thời hoặc tàu thanh lý của Mỹ. Cảnh sát biển Philippines cũng có thể sử dụng máy bay trực thăng của Nga.

Tổ hợp tên lửa “Iskander E” - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc, hãy coi chừng: Philippines chuẩn bị mua thiết bị quân sự của Nga

Bà Ekaterina Koldunova, chuyên gia chính trị Trung tâm ASEAN của MGIMO thuộc Bộ ngoại giao Nga, cho rằng Nga nên sử dụng mọi cơ hội để mở rộng hợp tác với các nước Đông Nam Á.

"Chúng ta nên tận dụng thời điểm này, cần tiếp xúc với Tổng thống Philippines và thiết lập sự tương tác sâu rộng hơn. Nếu đúng như ông ta nói, ông ta muốn đa dạng hóa quan hệ kinh tế thông qua đối thoại chặt chẽ hơn với Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực viễn thông, hậu cần, cơ sở hạ tầng — chúng ta cần phải sử dụng nó. Philippines từ lâu đã lên tiếng đề xuất thành lập trung tâm chứa khí đốt của Nga, nhưng đề nghị này vẫn đứng yên tại chỗ. Liên minh chiến lược và quân sự với Hoa Kỳ đã kìm hãm các quá trình này, cho nên mọi việc không vượt quá các cuộc trò chuyện và và giao đãi hữu nghị. Mặc dù không có gì ngăn cản chúng ta mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế".

Tất cả điều này sẽ là chủ đề cho các cuộc đàm phán trong tương lai, nếu như sẽ diễn ra các cuộc tiếp xúc như vậy. Nhưng ngay hôm nay chúng ta đã có thể nói rằng Nga và Philippines có nhiều lợi ích với nhau, và có rất nhiều giao điểm liên hệ thực tế.

 

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала