Tương lai Việt Nam – phụ thuộc vào điện hạt nhân

© Fotolia / PetrarottovaNhà máy điện hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong hai ngày 16 và 17 tháng 11, Sputnik-Việt Nam đã tiến hành thăm dò ý kiến độc giả: họ có ủng hộ hay không việc từ chối dự án điện hạt nhân đang được Quốc hội Việt Nam thảo luận?

nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Phải chăng Việt Nam có thể không cần đến năng lượng hạt nhân?
Hơn 80% những người tham gia khảo sát, phần lớn không phải là chuyên gia năng lượng, đã bày tỏ suy nghĩ cần tiếp tục dự án.

Giữa các chuyên gia cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Một số người thấy nên từ chối dự án năng lượng hạt nhân vì tốc độ tăng tiêu thụ điện hàng năm đang có chiều hướng chậm lại, chi phí sản xuất thủy điện và điện than giảm đi, vì mở rộng các khả năng khai thác năng lượng mặt trời và điện gió.

Có những người tích cực ủng hộ dự án ĐHN. Rất tiếc là lúc này, quan điểm của họ ít được lắng nghe, — chuyên gia Lã Hồng Kỳ, Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ Công Thương chia sẻ. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Việt Nam, ông cho biết:

Mặc dù các chuyên gia về năng lượng nói chung, điện hạt nhân và năng lượng nguyên tử nói riêng đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết, khoa học, khách quan về điện hạt nhân trong đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững của đất nước, nâng cao tiềm lực quốc gia, nhưng đáng tiếc là những thông tin đó chưa được ghi nhận… Vào ngày 10 tháng 11, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về việc dừng dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Giải thích về việc này, các nhà quản lý đưa ra đánh giá về nhu cầu điện trong nước giảm do tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, cũng như giá thành than, dầu và khí cũng đã giảm thấp hơn so với thời điểm trước đây, do vậy việc đầu tư vào điện hạt nhân kém cạnh tranh về kinh tế.

Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Nói Việt Nam “từ bỏ dự án với Nga” là không chính xác

Mặc dù quyết định chính thức sẽ chỉ có trong vòng một tuần tới, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu việc dừng dự án ĐHN chỉ là tạm ngừng, trong bối cảnh các kế hoạch công nghiệp hóa và phát triển công nghiệp của đất nước. Dù sớm hay muộn, điện hạt nhân sẽ vẫn là một lựa chọn, một nhu cầu của đất nước, và Việt Nam sẽ cần quay trở lại để phát triển chương trình điện hạt nhân quốc gia.

Việt Nam, cũng giống như phần lớn quốc gia trong khu vực, gặp không ít khó khăn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy sở hữu nguồn tài nguyên năng lượng phong phú, đa dạng nhưng không dồi dào, những nguồn năng lượng truyền thống đang tiến dần đến cạn kiệt. Để ứng phó với những thách thức về an ninh năng lượng trong tình hình hiện nay, bên cạnh việc áp dụng các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cần nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, xây dựng chiến lược năng lượng để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế bền vững.

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cần phải được chuẩn bị trước một bước, nên nhu cầu cần truyền đạt chính xác các thông tin liên quan phải được gia tăng đáng kể trong thời gian tới. Ở đây xin được nêu và bình luận về một số các câu hỏi, hay câu trả lời chất vấn của các chuyên gia hạt nhân mà nhiều người quan tâm.

Một là, tại sao chuyên gia Đức khuyên không nên xây dựng ĐHN, nhưng nước Đức vẫn duy trì 8 lò phản ứng chưa hết thời gian hoạt động (đứng thứ 12/33 nước phát triển ĐHN, tỷ lệ ĐHN chiếm 14,09 % năm 2015), và tăng cường nhập khẩu điện năng từ Pháp (chủ yếu được sản xuất từ nhà máy ĐHN). Phải chăng nước Đức đẩy trách nhiệm cho nước bạn?

Hai là, nêu ra các khoản chi phí lớn mà nhà máy ĐHN phải bỏ ra thêm sau khi nhà máy hết tuổi thọ làm mọi người hoang mang. Trên thực tế, chi phí xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng đã được tính vào giá nhiên liệu và nước bán công nghệ có cam kết hỗ trợ xử lý; Chi phí tháo dỡ nhà máy khi hết tuổi thọ đã được trích theo tỷ lệ % theo doanh thu bán điện và tiền lãi phát sinh hàng năm sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính… (09/2014-QĐ- TTg ngày 23/01/2014).

Ba là, Tại sao hầu hết các cường quốc và các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới đều sử dụng ĐHN nhằm đảm bảo an ninh năng lượng?

Bốn là, chưa có căn cứ để chứng minh rằng: Tăng cường đầu tư năng lượng tái tạo, đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng hiệu quả có thể đảm bảo cung cấp điện… Càng không thể đề xuất cấm các ngành tiêu tốn nhiều năng lượng và tài nguyên như thép, xi măng… Nếu như vậy thì làm sao thực hiện được công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một số kiến nghị

Địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận-1 tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận: Một dự án bị vỡ tung?

Thứ nhất, cần tuyên truyền về an ninh năng lượng một cách khoa học và khách quan về các loại nguồn điện. Có thể hiểu một cách đơn giản là có nguồn cung cấp năng lượng ổn định, hiệu suất sử dụng cao, giá cả hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu cho xã hội trong phát triển kinh tế, quốc phòng, thân thiện với môi trường, tương đối độc lập với nhau và khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp phát sinh từ các nhân tố kinh tế, chính trị bên trong, bên ngoài một quốc gia. Từ đây sẽ xác định rõ các loại nguồn có thể đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Thứ hai, lấy thêm ý kiến các chuyên gia có trình độ cao được thẩm định (trong nước và quốc tế) về nhu cầu điện trong nước cần thiết để đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế — xã hội đến các năm 2020, 2025 và 2030. (Có tính đến kết quả tổng kết 5 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2011 — 2015).

Thứ ba, từ nhu cầu sử dụng điện đến năm 2030, căn cứ vào các mặt ưu, nhược điểm của từng loại nguồn, xác định cơ cấu nguồn cung cấp cho hệ thống, công suất, địa điểm quy hoạch hình thức đầu tư, nguồn vốn, tính khả thi…

Thật khó có thể nói: năng lượng tái tạo vừa có thể thay thế điện hạt nhân, đồng thời giảm bớt nhiệt điện than, ngược lại chỉ có thể nói nếu không có điện hạt nhân sẽ phải tăng cường nhiệt điện than. 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала