Rọ mõm tam cấp trên sông Đà

© Ảnh : Alexander VolynchikovNhà máy thủy điện Lai Châu
Nhà máy thủy điện Lai Châu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sông Đà là một trong những con sông dữ dội và hung bạo nhất thế giới.

Lòng sông cuộn nước len lỏi giữa những hẻm núi hẹp mang theo lưu lượng tương đương dòng Enisey ở Siberia có chiều rộng một kilômét rưỡi. Là nhánh phụ, hàng năm Đà Giang góp vào Hồng Hà một phần ba lưu lượng của nhánh chính. Chỉ riêng thế kỷ XX, hơn bốn mươi lần những trận lũ của sông Đà đã làm ngập lụt khu vực rộng lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho vựa lúa của miền Bắc Việt Nam, nơi có hàng chục triệu người sinh sống và thủ đô Hà Nội.

Nhà máy thủy điện - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đưa vào hoạt đông nhà máy thủy điện lớn nhất gần biên giới với Trung Quốc
Vào giữa những năm 1980, Bộ trưởng Bộ Xây dựng khi ấy là ông Phạm Ngọc Tường đã có lần nói với tôi rằng, người Việt Nam mơ ước chế ngự sông Đà đã nhiều thế kỷ nay. Giờ đây giấc mơ đã trở thành hiện thực. Gần biên giới với Trung Quốc, Nhà máy thủy điện Lai Châu với công suất 1.200 MW được xây dựng và đưa vào hoạt động.

Công trình có những ý nghĩa rất quan trọng: sản xuất điện giá rẻ và ngăn chặn lũ lụt. Nhưng còn một giá trị nữa — thủy điện Lai Châu là giai đoạn cuối kết thúc chuỗi bậc thang trạm thủy điện trên sông Đà.

Theo hiệp định ký giữa hai chính phủ Liên Xô và Việt Nam, công tác soạn thảo dự án thủy điện trên Đà Giang được bắt đầu vào năm 1970. Chín năm sau, hai bên xúc tiến thi công cấu trúc bậc dưới của thang thủy điện — nhà máy Hòa Bình với công suất 1.920 MW. Công trình được chính thức bàn giao vận hành vào năm 1994.

Trong số các cán bộ chuyên gia tham gia thiết kế và xây dựng thủy điện Hòa Bình có ông Alexander Volynchikov, lúc đó là một kỹ sư trẻ của Viện Dự án khai thác sức nước (Gidroproekt). Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông lưu ý:

"Nếu chỉ một mình thủy điện Hòa Bình, mặc dù cho phép thắp sáng miền Bắc Việt Nam và giảm nguy cơ ngập lụt, nhưng chưa thể nào đối phó 100% với nhiệm vụ chế ngự sông Đà. Chỉ chuỗi bậc thang các nhà máy thủy điện mới đảm đương được nhiệm vụ đó: ở Hòa Bình, phía bắc tại Sơn La và rất gần biên giới với Trung Quốc — ở Lai Châu."

Nhiệm vụ thiết kế công trình ở Sơn La lại tiếp tục được giao cho Viện Gidroproekt Moskva, là một trong mười tổ chức thiết kế thủy điện hàng đầu thế giới. Cơ sở đã tham gia xây dựng hơn 300 nhà máy thủy điện với tổng công suất vượt 70.000 MW trên lãnh thổ Nga và năm mươi quốc gia khác. Chỉ tính riêng Việt Nam, ngoài thủy điện Hòa Bình Gidroproekt còn soạn thảo đề án cho các thủy điện Yali, Trị An, Thác Bà, Hàm Thuận.

© Ảnh : Alexander VolynchikovNhà máy thủy điện Lai Châu
Nhà máy thủy điện Lai Châu  - Sputnik Việt Nam
Nhà máy thủy điện Lai Châu

Năm 2003, các chuyên gia của Viện đã thiết kế thủy điện Sơn La. Lần này, Alexander Volynchikov đã là kỹ sư trưởng của dự án. Công việc được bắt đầu vào năm 2004 và hoàn thành xây dựng chỉ trong vòng bảy năm.

Đồng thời với việc hoàn chỉnh thủy điện Sơn La, các chuyên gia thủy điện Việt Nam đã bắt tay vào thiết kế giai đoạn cuối cùng chuỗi bậc thang — thủy điện Lai Châu. Giờ đến lượt các chuyên gia Nga nhiệt liệt chúc mừng đội ngũ kỹ sư và công nhân người Việt đã thành công đưa trạm điện vào hoạt động.

"Giờ đây, ở đó không ai còn sợ sông Đà như "lưỡi gươm treo đầu sợi tóc", con sông đã được đeo ba chiếc rọ mõm đáng tin cậy, — ông Alexander Volynchikov, từng là cố vấn trưởng của thủy điện Lai Châu kể. — Thủy điện Hòa Bình được thiết kế ở Moskva, được trang bị các thiết bị của Liên Xô và Nga, thi công với sự tham gia của hàng ngàn chuyên gia Nga: từ thợ lái xe ủi đất, kỹ viên phá nổ mìn đến các kỹ sư. Thủy điện Sơn La chỉ cần dự án thiết kế Nga, phía Việt Nam tự mua thiết bị của các nước, nhóm nhỏ các chuyên gia Nga thỉnh thoảng đến hiện trường thực hiện việc giám sát của tác giả đề án. Thủy điện Lai Châu hoàn toàn được Việt Nam tự lực thiết kế và xây dựng. Phía Nga chỉ hỗ trợ tham vấn. Vì vậy, chuỗi bậc thang thủy điện trên sông Đà thực sự là bước tiến đi lên của ngành thủy điện Việt Nam, ngày nay có đủ năng lực gánh vác mọi nhiệm vụ phức tạp."

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала