Quân đội châu Âu: sẽ có hay không và khi nào?

© AP Photo / Mindaugas KulbisNATO ở châu Âu
NATO ở châu Âu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết kêu gọi các nước Liên minh châu Âu tăng cường nỗ lực đảm bảo an ninh và hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ.

"Châu Âu đang đối mặt với số lượng ngày càng tăng các mối đe dọa liên quan đến khủng bố, Nga, Trung Đông, Bắc Phi và Trung Phi," — The Independent dẫn lời một tác giả dự luật — nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Urmas Paet. Theo ông Paet, không có lực lượng vũ trang thống nhất và bộ chỉ huy thống nhất thì Liên minh châu Âu sẽ không thể nào đối phó đúng mức với các mối đe dọa.

Khu vực của Hãng thông tấn Sputnik trước lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2015 - Sputnik Việt Nam
Quan điểm của người châu Âu: Quân đội EU cần thay thế NATO
Rõ ràng vì hoảng hốt mà các nghị sĩ châu Âu đã đề xuất trích 2% GDP cho mục tiêu phòng thủ. Ngoài ra, có đề xuất thành lập bộ chỉ huy tác chiến của EU sẽ đảm trách việc lập kế hoạch và phối hợp hành động chung trong các tình huống khủng hoảng. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker phát biểu rằng, việc thành lập quân đội châu Âu là điều không thể tránh khỏi, bởi trong tương lai nước Mỹ sẽ khó còn quan tâm đến sự an toàn của châu Âu.

Giáo sư Vladimir Kozin, Học viện Khoa học Quân sự LB Nga đã nêu nhận định của ông về vấn đề này với Sputnik:

"Hầu như các quốc gia EU đều là thành viên NATO, do đó khả năng các chức năng của hai tổ chức quân sự sẽ trùng lặp. Phải có sự phân định nghĩa vụ, khu vực trách nhiệm, giải pháp cho những nhiệm vụ lớn giữa NATO và liên minh phòng thủ của EU. Hãy thử xem họ sẽ đạt được gì. Cho đến lúc này, mọi thứ diễn ra rất uể oải. Cách đây chưa lâu, họ tuyên bố sẽ không lập trụ sở chỉ huy hay cơ quan điều khiển, nhưng hiện tại bắt đầu thấy nói về khả năng tổ chức các máy bay tiếp nhiên liệu của châu Âu, hệ thống thông tin vệ tinh và v.v…"

Người châu Âu lập liên minh phòng thủ riêng với lý do Hoa Kỳ có thể giảm các nghĩa vụ tài chính trước NATO. Theo suy nghĩ của chuyên gia quân sự, những lo ngại này là vô căn cứ.

NATO ở Ba Lan - Sputnik Việt Nam
Thắng lợi của ông Trump thôi thúc EU thành lập quân đội châu Âu

"Có cảm giác là điều này sẽ ít ảnh hưởng đến châu Âu. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa tăng 10-12% lực lượng Lục quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ. Do đó, năng lực chiến đấu của họ vẫn được duy trì. Dưới thời Barack Obama, ở châu Âu đã có thêm 8 căn cứ Mỹ, 6 cơ sở chỉ huy tham mưu, trung tâm phối hợp hải quân ở Địa Trung Hải và khu vực biển Đen, đưa vào trực chiến một căn cứ phòng thủ tên lửa tại Romania và cho đến nay Mỹ chưa hề từ chối việc xây cơ sở tương tự ở Ba Lan."

Theo lời Vladimir Kozin, lập lực lượng vũ trang chung của châu Âu không chỉ là nỗ lực xác định chủ quyền quân sự mà còn là mong muốn duy trì hỗ trợ tài chính cho NATO từ Washington.

"Nếu người châu Âu tạo được một đội quân độc lập không phụ thuộc vào Hoa Kỳ thì tất nhiên họ sẽ phải tự lực quản lý lực lượng này mà không chờ các mệnh lệnh từ Washington. Nhưng có thể người Mỹ sẽ thông cảm với châu Âu và bằng cách nào đó bổ sung duy trì tỷ lệ kinh phí đầu tư vốn đã không nhỏ vào Liên minh Bắc Đại Tây Dương," — ông Vladimir Kozin nhận định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала